Triết lý giáo dục qua tấm gương và những lời Bác dạy
Di sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta rất đồ sộ, trên nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục, bởi sự nghiệp “trồng người” luôn quyết định tương lai đất nước, dân tộc. Cuộc sinh hoạt chính trị to lớn và sâu rộng do Đảng ta phát động - học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đã gợi mở cho chúng ta nhiều điều bổ ích .
Từ đây, xuất hiện nhiều tấm gương bình dị mà cao quý, những việc tử tế, hành động dũng cảm, tinh thần xả thân, nhân văn…, góp phần mang lại và củng cố niềm tin của nhân dân về đạo đức xã hội thời cơ chế thị trường, cũng như hiệu quả công tác giáo dục, như Bác Hồ từng căn dặn: “…Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với lớp học bổ túc văn hóa và kỹ thuật buổi tối của công nhân Nhà máy Ô tô 1-5 (tháng 12-1963). Ảnh tư liệu
Triết lý, tư duy giáo dục của Hồ Chí Minh thể hiện ở tư duy, phương pháp luận giáo dục, cách tiếp cận đối tượng, vấn đề…, nhưng vượt lên trên hết là bồi đắp tính nhân văn, lấy thuyết phục làm trọng; đề cao tinh thần tự giác, khêu gợi lòng tự trọng; chủ động phòng ngừa thói hư, tật xấu. Nội dung giáo dục của Hồ Chí Minh là những lời chỉ bảo ân cần, giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, thu phục lòng người; nhẹ nhàng, thâm thúy, dễ thuyết phục, nhưng đi kèm là kỷ luật nghiêm minh, kịp thời, công tâm.
Bác Hồ để lại nhiều lời dạy bảo, khuyên nhủ, nhắc nhở, động viên mọi tầng lớp xã hội, từ già đến trẻ, từ nông dân, công nhân, trí thức, học sinh đến lực lượng quân đội, công an, thanh niên xung phong... Đến nay, nhiều người, nhiều thế hệ đều khắc ghi lời Bác. Các nhà nghiên cứu tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh cũng đưa ra nhiều phân tích, lý giải sâu sắc, nhất là tầm ảnh hưởng và tác động của cuộc đời Bác đối với dân tộc, đất nước, với Đảng và nhân dân.
Trong cuộc sống hằng ngày, ai biết làm theo, làm đúng, làm tốt lời Bác dạy sẽ trở thành những công dân tốt cho xã hội. Bởi lời Bác khuyên bảo, nhắc nhở thật dễ hiểu, được cô đúc, lại có thể thuộc lòng. Chẳng hạn, với thanh niên, lời Bác dặn cũng là lời động viên, phương châm hành động, phấn đấu của tuổi trẻ: “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên”.
Hiểu sâu sắc triết lý, tư duy Hồ Chí Minh, chúng ta nhận thấy, công tác giáo dục chính trị tư tưởng những năm qua còn có những vấn đề chưa đáp ứng yêu cầu, ví như khuynh hướng “đao to búa lớn”, cường điệu, phức tạp hóa chủ đề, vấn đề giáo dục; phương pháp giáo dục đây đó còn bảo thủ, trì trệ, chưa theo kịp xu thế hội nhập; giáo dục còn nặng về “nhồi nhét” kiến thức, coi nhẹ kỹ năng thực hành, kỹ năng sống, khả năng độc lập sáng tạo, vì thế vô tình làm mất đi tính hấp dẫn, thuyết phục đối tượng hưởng thụ giáo dục.
Cùng với đó, chúng ta chưa coi trọng đúng mức giáo dục đạo đức; bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng giải quyết các vấn đề của cuộc sống, nhất là cách ứng xử trước những tình huống đa dạng, phức tạp trong đời sống xã hội. Nên chăng, để đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiệu quả, cần giáo dục cho mọi người thực hiện tốt đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Đó là công việc không dễ dàng khi trong mỗi người luôn tồn tại ý thức, tính vị kỷ, động cơ cá nhân đi ngược lại với đức tính tốt đẹp trên. Mâu thuẫn đó buộc mỗi người phải tự rèn luyện, chịu sự giáo dục trong suốt cuộc đời mình.
Giáo dục thường xuyên, kiên trì, mọi nơi, mọi lúc, lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng cũng là triết lý giáo dục của Hồ Chí Minh. Từ thực tiễn của đời sống hằng ngày, Bác Hồ đã chỉ cho chúng ta “con đường” đi vào trái tim con người, có thể bắt đầu bằng sự nêu gương qua hành động, việc làm cụ thể. Quan điểm của Bác Hồ là hành động thực tế có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn nghìn lần những lời giáo huấn, lý thuyết suông. Với công tác kiểm tra, giám sát, đôi khi và rất cần phải có yếu tố đột xuất, bất ngờ, như thế mới bảo đảm tính khách quan, công tâm, mới đánh giá đúng bản chất sự việc. Mặc dù bận trăm công nghìn việc, nhưng Bác vẫn dành thời gian để đi thực tế cơ sở, để được gần dân, nhất là nông dân, công nhân, để “luôn lắng nghe mà thấu hiểu”. Những người lãnh đạo hôm nay, nếu học và làm theo Bác sẽ thu nhận được nhiều thông tin, kinh nghiệm bổ ích cho công việc mình đang đảm trách.
Đảng ta đã và đang chỉ đạo quyết liệt việc cán bộ, đảng viên quán triệt, học tập, thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; vừa tổ chức sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 05, khẳng định những kết quả tích cực, tôn vinh và biểu dương những tấm gương học tập và làm theo Bác rất bình dị mà cao quý cùng những đóng góp trân quý của họ với xã hội; đồng thời chỉ rõ những hạn chế, khiếm khuyết trong quá trình thực hiện Chỉ thị 05. Việc đánh giá, kiểm điểm này cũng là hoạt động thiết thực kỷ niệm 127 năm Ngày sinh của Người. Việc kiểm điểm, đánh giá nghiêm túc, thẳng thắn, chân thành, đúng thực chất tình hình cũng là thể hiện lòng tôn kính, sự biết ơn đối với công lao to lớn của Bác Hồ trong “sự nghiệp trồng người” cho hôm nay và mai sau.
Theo QĐND điện tử
Việc đánh giá, kiểm điểm này cũng là hoạt động thiết thực kỷ niệm 127 năm Ngày sinh của Người. Việc kiểm điểm, đánh giá nghiêm túc, thẳng thắn, chân thành, đúng thực chất tình hình cũng là thể hiện lòng tôn kính, sự biết ơn đối với công lao to lớn của Bác Hồ trong “sự nghiệp trồng người” cho hôm nay và mai sau.
Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về bhqdt@baohaiquanvietnam.vn
- Lữ đoàn 169 tập huấn hàn, cắt, gia công cơ khí - ( 23-11-24 01:00 )
- Cục Hậu cần - Kỹ thuật Hải quân: Công bố quyết định sáp nhập và tổ chức lại các phòng, ban trực thuộc - ( 22-11-24 04:00 )
- Quân chủng Hải quân kiểm tra đơn vị VMTD mẫu mực, tiêu biểu tại Vùng 4 - ( 22-11-24 02:00 )
- Vùng 4 rút kinh nghiệm công tác huấn luyện, đào tạo các đơn vị khối binh chủng hợp thành - ( 22-11-24 08:00 )
- Lữ đoàn 679 bế mạc Hội thi VKTBKT, kho trạm tốt và 4 chuyên ngành hậu cần năm 2024 - ( 21-11-24 06:00 )