Truyện ngắn: Chuyện ở bản Cón
* Tác giả: Lam Giang
Trời mới tang tảng sáng, sương mù còn giăng kín khắp bản, cái rét như cắt da cắt thịt vậy mà ông Tự đã dậy từ lâu. Ông đi xuống khu vực chuồng trâu tiếp thêm một ít củi vào đống lửa đang âm ỉ cháy để sưởi ấm cho đàn trâu bò gần hai mươi con. Mùa Đông năm nay đến muộn hơn so với mọi năm nhưng liên tục xuất hiện các đợt không khí lạnh tăng cường. Mấy hôm vừa rồi, cả vùng núi Phủ Quỳ quê ông nhiệt độ đều xuống thấp dưới 120C, thậm chí có hôm xuống đến 8-90C. Để bảo vệ đàn vật nuôi, ông cùng cán bộ thú y của xã đi vận động bà con thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống rét cho trâu, bò. Nhờ vậy mà xã biên giới của ông vẫn an toàn, đàn trâu bò hàng ngàn con chưa bị thiệt hại gì từ đầu mùa Đông đến nay.
Chất thêm mấy cây củi gộc vào đống than vẫn còn đượm, ông Tự soi đèn pin nhìn ngắm đàn trâu bò của mình mà lòng cảm thấy vui vui. Ông thầm cảm ơn cuộc đời đã cho ông thành quả sau hơn ba mươi năm lao động miệt mài, không ngơi nghỉ. Phục viên trở về địa phương, cái nghèo đói cứ bủa vây lấy gia đình ông và bà con trong bản Cón. Ở một huyện biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh, vùng đất quê hương ông “mới nắng tí đã khô, mưa xuống là nhão nhoét, đất không giữ được nước” cho nên việc canh tác rất khó khăn. Anh em đông, gia tài cha mẹ để lại chỉ có căn nhà sàn cũ kỹ, mọi thứ tưởng như đóng sập lại trước ước mơ thoát nghèo của người lính vừa mới trút bỏ bộ quân phục trở về địa phương. Nhưng với bản lĩnh, nghị lực của mình được trui rèn qua gian khó, hiểm nguy, vợ chồng ông hăng say lao động sản xuất, quyết tâm làm giàu trên vùng đất khó. Gia đình ông đi đầu trong việc vay vốn ngân hàng để đầu tư trồng keo lai, chanh leo, chăn nuôi các loại trâu bò, vịt trời, vịt bầu, gà đen, lợn Móng Cái... Kinh tế cứ thế dần phát triển ngày một vững chắc. Từ một anh đội trưởng sản xuất, bằng năng lực, uy tín của mình, ông Tự đã được bà con tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội Nông dân của xã. Mô hình kinh tế VAC của gia đình ông là một hình mẫu của địa phương, được nhiều nơi đến tham quan, học tập.
Cả bốn đứa con của ông bà đều đã trưởng thành, có công việc ổn định. Ông xây dựng cho gia đình một cơ ngơi khang trang, bề thế. Ngôi nhà ba gian theo kiểu hiện đại với đầy đủ tiện nghi mọc lên cạnh căn nhà sàn do cha mẹ ông để lại. Căn nhà sàn này ông đã cho tu sửa, làm lại gần như mới. Đây là nơi thờ cúng cha mẹ, tổ tiên và là nơi sinh hoạt gia đình trong các buổi lễ quan trọng. Ông muốn nơi đây luôn lưu giữ những kỷ niệm của đại gia đình mình về một thời khốn khó và cũng là để góp phần bảo tồn nét đặc sắc của dân tộc Thái ở miền Tây xứ Nghệ này.
Minh họa của Bùi Quang Đức
Xong việc ở chuồng trâu, ông Tự mới quay lên đánh thức cả nhà dậy. Nghe tiếng gọi ồi ồi của cha, Mận chui từ chăn ấm ra ngó nghiêng nhưng rét quá lại nằm xuống. Ông Tự thấy thế bèn đứng ở cửa nói vọng vào:
- Ơ, cán bộ mà không gương mẫu trước nhân dân à? Không chịu dậy à? Người ta sắp về đến ngõ rồi a!
Nghe cha nói vậy, Mận tỉnh ngủ hẳn, cô bước xuống giường đi ra nhìn cha cười ngượng. Mận cũng mới ở ngoài đảo Bạch Long Vĩ về nhà được hai hôm nay. Bà Piến đặt chõ xôi lên bếp giữa nhà sàn rồi nổi lửa làm bữa ăn sáng. Mấy hôm nay, ông Tự huy động cả gia đình dọn dẹp nhà cửa, nương vườn thật sạch sẽ để chuẩn bị đón đoàn khách đặc biệt từ Hải Phòng vào. Đó là đoàn của gia đình cậu Thành, người yêu Mận vào làm lễ Dam xao (dạm ngõ).
Trong bữa cơm tối qua, có cả mấy anh chị em ruột của ông tới dự, ông Tự báo với mọi người ý định sau lễ Dam xao vào ngày mai xong, hai gia đình sẽ bàn bạc, thống nhất chọn ngày tổ chức lễ Óc ná pợ, ná khươi (lễ ăn hỏi, lễ ra mắt cô dâu, chú rể) sau đó một tháng. Sau khi đón Tết Nguyên đán xong thì sẽ tiến hành lễ Ết đoong (lễ cưới).
Bà Piến nghe chồng nói vậy bèn thủng thẳng góp ý với ông Tự: Thời nay xã hội văn minh hiện đại rồi, nhà người ta lại là người thành phố, ông xem làm thế nào cho hài hòa, đừng nghiêng hẳn về phong tục của người Thái mình, kẻo gây khó cho người ta!
Ông Tự định giải thích cho vợ hiểu rằng chỉ thực hiện một số nghi lễ chính theo phong tục cưới xin của quê mình thôi, để con cái nó nhớ về truyền thống, nét đẹp của dân tộc. Thời buổi này làm gì cũng phải theo hương ước, theo nếp sống mới cả rồi. Ông chưa kịp nói thì bác Phiêng, anh trai cả ông Tự đặt chén rượu xuống ề à một câu luật tục của người Thái:
- Dụ khươi xam pi mết cá, dụ hạ pi đạy păn nừng khoong (ở rể 3 năm thì được trừ tiền cưới, ở rể 5 năm ra ở riêng được chia một phần tài sản). Đó là tục lệ ngày xưa của người Thái ta thôi, bây giờ khác rồi, con trai, con gái có thể tự do lựa chọn bạn đời của mình không cùng dân tộc rồi đưa về ra mắt gia đình và tiến hành đám cưới. Ta nghe cán bộ dạy rồi, không được rườm rà, lãng phí à!
Cả nhà nghe bác cả nói đều gật đầu tán thành. Mận gắp thức ăn cho mọi người, trong lòng cảm thấy chộn rộn niềm vui. Cô đang mong chờ được gặp Thành và gia đình tại quê mình. Bà Piên vẫn chưa thực sự an lòng, không phải bà không đồng ý cho hai đứa quen nhau nhưng trong sâu thẳm lòng mình, bà không bao giờ muốn Mận lấy chồng xa. Hai vợ chồng bà có bốn người con, duy chỉ có Mận là con gái. Xinh đẹp, học giỏi, ngoan ngoãn, lễ phép, ông bà luôn tự hào về cô con gái út của mình. Sau khi học hết chương trình tại trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú của tỉnh, Mận đã thi đỗ vào trường Đại học Vinh. Tốt nghiệp đại học, tưởng cũng giống như cái Xoan bạn thân sẽ trở về quê hương làm việc nhưng Mận lại thuyết phục gia đình để ra nhận công tác tại Tổng đội Thanh niên xung phong TP.Hải Phòng. Sự việc này khiến vợ chồng bà quá bất ngờ. Bà Piên ra sức góp ý để con gái trở về với bản làng, với dòng sông Nậm Việc, với con thác Sao Va bao đời nay để được gần gũi gia đình, họ hàng. Mặc cho bà Piên khuyên can nhưng ý Mận đã chắc như cây lim, cây táu trên rừng. Hơn nữa, ông Tự cũng bảo với vợ, con nó đã quyết định rồi, ta nên tôn trọng con. Dần dà, bà Piên cũng xuôi xuôi...
Mận lên đường đem theo biết bao hăm hở và sức trẻ của mình ra nhận nhiệm vụ tại Liên đội Thanh niên xung phong huyện đảo Bạch Long Vĩ. Cô nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới và tỏ ra là một cán bộ có trình độ, nhiệt huyết, năng nổ, luôn cùng tập thể đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ trên hòn đảo tiền tiêu này. Hai năm công tác tại đây, Mận đã quen và yêu Thành, một sĩ quan Hải quân người Hải Phòng đang công tác tại Trạm ra đa trên đảo. Tình yêu giữa chàng sĩ quan Hải quân và cô thanh niên xung phong cứ thế lớn dần lên theo năm tháng và họ quyết tâm gắn kết với nhau để trụ lại mảnh đất nơi đầu sóng ngọn gió này. Nghe thông tin con gái gọi về tâm sự, ông Tự, bà Piên cũng vui và an tâm phần nào.
9 giờ sáng, mặt trời đã lên cao, sương tan nhanh, cái nắng hanh của mùa Đông trải vàng khắp bản Cón. Đại gia đình ông Tự ăn mặc chỉnh tề theo trang phục truyền thống của người Thái, đứng dưới chân cầu thang nhà sàn chờ khách. Mận vừa nghe điện thoại và thông báo nhà trai đã đến đầu bản. Ông Tự cảm thấy hồi hộp không kém mấy lần trước đi hỏi vợ cho ba cậu con trai.
Chiếc xe 16 chỗ chạy từ từ rồi đỗ trước cổng. Gia đình Thành, đàn ông mặc vest, đàn bà mặc áo dài lộng lẫy bước xuống xe. Ông Tự vội liếc nhanh cậu con rể tương lai xem người như thế nào. “Cao to, đẹp trai, chững chạc, bề ngoài có vẻ hiền lành, lại là sĩ quan Hải quân, được, duyệt!” Ông lẩm bẩm một mình. Mọi người cùng bắt tay nhau chào hỏi và nói cười thân thiện.
- Thưa bác, đây là bố con, còn đây là mẹ con ạ!-Thành giới thiệu bố mẹ mình với vợ chồng ông Tự.
Ông Tự vừa đưa tay ra bắt tay bố Thành bỗng nhiên cả hai khựng lại nhìn nhau. Bố Thành lắp bắp:
- Tự... Tự Thái phải không???
- Anh là.... anh Phiệt, anh Phiệt đen phải không ạ?
- Đúng rồi, mình đây Tự ơi!
- Anh Phiệt, hóa ra cháu Thành là con của anh ạ?
Sau phút giây bất ngờ, cả ông Tự và ông Phiệt ôm nhau vui sướng. Khóe mắt hai ông rưng rưng cảm động. Không ngờ đồng đội của sau hơn 30 năm bây giờ mới gặp lại nhau trong hoàn cảnh đầm ấm, thắm tình thông gia như thế này. Hai bên gia đình cười nói vui vẻ và cùng nhau bước lên nhà sàn làm lễ Dam xao.
32 năm trước, chàng trai Lô Văn Tự khi đó đang là Trung úy, công tác tại Binh chủng Công binh, được điều động về Quân chủng Hải quân nhận nhiệm vụ. Lần đầu tiên được thấy biển, Tự không khỏi ngỡ ngàng bởi anh là người con của núi rừng, của bản làng trên miền biên viễn. Con tàu nhỏ chở cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn Công binh Hải quân rời quân cảng Nha Trang hướng về quần đảo Trường Sa vào một buổi chiều nắng nhạt. Thời điểm này, những ai đi Trường Sa đều sẵn sàng tư tưởng hy sinh vì Tổ quốc. Là người có tâm hồn lãng mạn, Tự đã kịp viết mấy vần thơ vào cuốn sổ tay đeo bên mình để có dịp sẽ đọc cho anh em nghe:
“Nhổ neo lên hỡi những chàng lính trẻ!
Lệnh truyền đi rung tám cụm máy tàu.
Thuyền quay lái, còi ngân lời tạm biệt
Xa bến dần… thành phố đã lùi sau…”(*)
Tự cùng đồng đội lên đường với ý chí, quyết tâm cao, không quản ngại gian khổ và có thể sẽ hy sinh giữa khơi xa. Khi đó, Phiệt là đại đội trưởng, còn Tự là trung đội trưởng công binh.
Khó có thể nói hết nỗi vất vả, gian truân, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, hiểm nguy của người lính Trường Sa ở những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. Thời tiết vô cùng khắc nghiệt, ban ngày nắng cháy da, đêm phải đắp chăn chống lại sương biển và hơi muối mặn. Trên đảo thời gian đầu chỉ có nhà mái tôn dành cho bộ đội giữ đảo. Đại đội Công binh của Tự nằm trong nhà tạm. Khi gió biển thổi mạnh, dãy nhà rung lên bần bật, Đại đội trưởng Phiệt thường trấn an mọi người bình tĩnh, ngồi trong nhà sẽ an toàn.
Do ngâm trong nước biển mặn lâu ngày, chân, tay của các chiến sĩ đều bị bong tróc, tóc ai cũng cứng và đỏ quạch như rễ tre, da đen nhẻm. Dưới cái nắng 400C và gió rát mặt, anh em chỉ nhận ra nhau qua nụ cười với hàm răng trắng xóa. Biệt danh Phiệt đen mà anh em yêu mến đặt cho Đại đội trưởng Phiệt cũng ra đời từ đấy.
Trên các đảo ở Trường Sa ngày ấy, nước ngọt luôn thiếu trầm trọng, thức ăn của bộ đội chủ yếu là đồ hộp và rau muống phơi khô đem ra từ đất liền. Khó khăn vất vả là vậy nhưng anh em trong đại đội luôn yêu thương, coi nhau như anh em ruột thịt. Là người khéo tay, chịu khó, Tự được cả Đại đội Công binh quý mến, đặc biệt là Đại đội trưởng Phiệt. Có nhiều đêm giông bão ầm ầm, anh em ngồi bên nhau kể chuyện quê nhà, tiếng đàn ghi ta bập bùng, tiếng Tự đọc những vần thơ của mình ngân lên trong màn đêm lẫn vào sóng nước. Sau những phút giây vui tươi ấy là khoảng lặng. Trong sâu thẳm trái tim, Tự cũng nhớ về quê hương, về người vợ và đứa con thơ của mình đang ngóng đợi.
Tự nhớ mãi một kỷ niệm, để đẩy nhanh tiến độ xây dựng đảo, Đại đội trưởng Phiệt động viên, giao nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ phải chạy đua với thời gian, bất chấp thời tiết nắng, mưa, hễ thủy triều xuống là đi vác đá từ tàu vào đảo và tiến hành xây dựng công trình. Sau hơn một tuần vật lộn với nắng gió, một “loa thành” trên đảo chìm gần hoàn thành. Bỗng nhiên, trời nổi cơn giông, sấm chớp ầm ầm, mưa như trút nước. Nhìn bức tường vừa xây xong chưa kịp ráo vữa bị mưa biển xói mòn, đổ sập, anh em buồn thao thiết. Nước mắt Đại đội trưởng Phiệt đã rơi, anh khóc vì công sức của cả đơn vị bỗng chốc tan tành. Sau cơn giông, anh lại chỉ huy các anh em khẩn trương bắc giàn giáo, trộn vữa, tiếp tục xếp từng viên đá vào lòng biển để “kê cao thềm Tổ quốc”. Cuộc sống vất vả, gian khổ, làm việc trong điều kiện vô cùng khó khăn là vậy nhưng Đại đội Công binh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao với hàng loạt công trình xây dựng trên các đảo: Cô Lin, Len Đao, Tiên Nữ, Thuyền Chài...
Cuối năm 1990, chiến dịch CQ tại Trường Sa kết thúc. Lúc này, thương người vợ tảo tần cũng đang hết sức khó khăn ở quê nhà, Tự đã xin phục viên, kết thúc mối duyên với biển sau 3 năm gắn bó. Do điều kiện cuộc sống, xa xôi cách trở, mối liên lạc giữa anh và các đồng đội, trong đó có Đại đội trưởng Phiệt cũng vì thế mà mất dần.
- Uống đi anh Phiệt, hôm nay anh em mình phải uống một bữa thật say, 32 năm rồi còn gì!-Ông Tự đưa chén rượu lên, tay kia bá vai ông Phiệt.
- Tự ơi, bây giờ ngoài tình đồng đội ra thì anh em mình còn là nghĩa thông gia nữa đấy nhé!-Ông Phiệt đưa chén rượu lên cụng với ông Tự và cười tươi.
- Thế thì càng bền chặt chứ sao anh!
- Vậy thì ta cùng uống nào!
Bản Cón chưa bao giờ vui như hôm nay. Bà Piên hết nhìn chồng, nhìn Mận rồi nhìn mọi người, ánh mắt bà long lanh niềm vui. Mận và Thành ngồi bên nhau nghe hai ông bố trò chuyện, thỉnh thoảng cô cấu nhẹ vào tay Thành rồi ghé tai nói nhỏ: “Sao lại có sự trùng hợp như thế này hả anh?”. “Anh còn bất ngờ hơn em ấy chứ!”-Thành nháy mắt nhìn Mận trả lời.
Bác Phiêng lại cầm chén rượu đưa lên, vẫn giọng ề à:
- Đúng là đại hỉ, đại hỉ à...!
Tiếng cười nói cứ thế râm ran khắp ngôi nhà sàn. Ngoài kia, cái nắng le lói cuối Đông đang nhạt dần báo hiệu một mùa Xuân mới ấm áp đang về trên bản Cón…
(*): Trích thơ của cựu chiến binh Hải quân Lương Viết Thoại (SN 1954, trú tại bản Còn, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An).
Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về bhqdt@baohaiquanvietnam.vn
Tin tức khác
-
Vùng 3: Giao nhiệm vụ cho lực lượng tham liên hoan nghệ thuật quần chúng - ( 23-11-24 01:00 )
-
Bế mạc liên hoan nghệ thuật quần chúng Quân chủng Hải quân năm 2024 - ( 20-11-24 10:00 )
-
Quân chủng Hải quân khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng năm 2024 - ( 18-11-24 10:00 )
-
Rau càng cua - ( 17-11-24 08:00 )
-
Trung tâm Huấn luyện Vùng 4 tổ chức tọa đàm thanh niên - ( 15-11-24 01:00 )
Trời mới tang tảng sáng, sương mù còn giăng kín khắp bản, cái rét như cắt da cắt thịt vậy mà ông Tự đã dậy từ lâu. Ông đi xuống khu vực chuồng trâu tiếp thêm một ít củi vào đống lửa đang âm ỉ cháy để sưởi ấm cho đàn trâu bò gần hai mươi con. Mùa Đông năm nay đến muộn hơn so với mọi năm nhưng liên tục xuất hiện các đợt không khí lạnh tăng cường. Mấy hôm vừa rồi, cả vùng núi Phủ Quỳ quê ông nhiệt độ đều xuống thấp dưới 120C, thậm chí có hôm xuống đến 8-90C. Để bảo vệ đàn vật nuôi, ông cùng cán bộ thú y của xã đi vận động bà con thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống rét cho trâu, bò. Nhờ vậy mà xã biên giới của ông vẫn an toàn, đàn trâu bò hàng ngàn con chưa bị thiệt hại gì từ đầu mùa Đông đến nay.
Chất thêm mấy cây củi gộc vào đống than vẫn còn đượm, ông Tự soi đèn pin nhìn ngắm đàn trâu bò của mình mà lòng cảm thấy vui vui. Ông thầm cảm ơn cuộc đời đã cho ông thành quả sau hơn ba mươi năm lao động miệt mài, không ngơi nghỉ. Phục viên trở về địa phương, cái nghèo đói cứ bủa vây lấy gia đình ông và bà con trong bản Cón. Ở một huyện biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh, vùng đất quê hương ông “mới nắng tí đã khô, mưa xuống là nhão nhoét, đất không giữ được nước” cho nên việc canh tác rất khó khăn. Anh em đông, gia tài cha mẹ để lại chỉ có căn nhà sàn cũ kỹ, mọi thứ tưởng như đóng sập lại trước ước mơ thoát nghèo của người lính vừa mới trút bỏ bộ quân phục trở về địa phương. Nhưng với bản lĩnh, nghị lực của mình được trui rèn qua gian khó, hiểm nguy, vợ chồng ông hăng say lao động sản xuất, quyết tâm làm giàu trên vùng đất khó. Gia đình ông đi đầu trong việc vay vốn ngân hàng để đầu tư trồng keo lai, chanh leo, chăn nuôi các loại trâu bò, vịt trời, vịt bầu, gà đen, lợn Móng Cái... Kinh tế cứ thế dần phát triển ngày một vững chắc. Từ một anh đội trưởng sản xuất, bằng năng lực, uy tín của mình, ông Tự đã được bà con tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội Nông dân của xã. Mô hình kinh tế VAC của gia đình ông là một hình mẫu của địa phương, được nhiều nơi đến tham quan, học tập.
Cả bốn đứa con của ông bà đều đã trưởng thành, có công việc ổn định. Ông xây dựng cho gia đình một cơ ngơi khang trang, bề thế. Ngôi nhà ba gian theo kiểu hiện đại với đầy đủ tiện nghi mọc lên cạnh căn nhà sàn do cha mẹ ông để lại. Căn nhà sàn này ông đã cho tu sửa, làm lại gần như mới. Đây là nơi thờ cúng cha mẹ, tổ tiên và là nơi sinh hoạt gia đình trong các buổi lễ quan trọng. Ông muốn nơi đây luôn lưu giữ những kỷ niệm của đại gia đình mình về một thời khốn khó và cũng là để góp phần bảo tồn nét đặc sắc của dân tộc Thái ở miền Tây xứ Nghệ này.
Minh họa của Bùi Quang Đức
Xong việc ở chuồng trâu, ông Tự mới quay lên đánh thức cả nhà dậy. Nghe tiếng gọi ồi ồi của cha, Mận chui từ chăn ấm ra ngó nghiêng nhưng rét quá lại nằm xuống. Ông Tự thấy thế bèn đứng ở cửa nói vọng vào:
- Ơ, cán bộ mà không gương mẫu trước nhân dân à? Không chịu dậy à? Người ta sắp về đến ngõ rồi a!
Nghe cha nói vậy, Mận tỉnh ngủ hẳn, cô bước xuống giường đi ra nhìn cha cười ngượng. Mận cũng mới ở ngoài đảo Bạch Long Vĩ về nhà được hai hôm nay. Bà Piến đặt chõ xôi lên bếp giữa nhà sàn rồi nổi lửa làm bữa ăn sáng. Mấy hôm nay, ông Tự huy động cả gia đình dọn dẹp nhà cửa, nương vườn thật sạch sẽ để chuẩn bị đón đoàn khách đặc biệt từ Hải Phòng vào. Đó là đoàn của gia đình cậu Thành, người yêu Mận vào làm lễ Dam xao (dạm ngõ).
Trong bữa cơm tối qua, có cả mấy anh chị em ruột của ông tới dự, ông Tự báo với mọi người ý định sau lễ Dam xao vào ngày mai xong, hai gia đình sẽ bàn bạc, thống nhất chọn ngày tổ chức lễ Óc ná pợ, ná khươi (lễ ăn hỏi, lễ ra mắt cô dâu, chú rể) sau đó một tháng. Sau khi đón Tết Nguyên đán xong thì sẽ tiến hành lễ Ết đoong (lễ cưới).
Bà Piến nghe chồng nói vậy bèn thủng thẳng góp ý với ông Tự: Thời nay xã hội văn minh hiện đại rồi, nhà người ta lại là người thành phố, ông xem làm thế nào cho hài hòa, đừng nghiêng hẳn về phong tục của người Thái mình, kẻo gây khó cho người ta!
Ông Tự định giải thích cho vợ hiểu rằng chỉ thực hiện một số nghi lễ chính theo phong tục cưới xin của quê mình thôi, để con cái nó nhớ về truyền thống, nét đẹp của dân tộc. Thời buổi này làm gì cũng phải theo hương ước, theo nếp sống mới cả rồi. Ông chưa kịp nói thì bác Phiêng, anh trai cả ông Tự đặt chén rượu xuống ề à một câu luật tục của người Thái:
- Dụ khươi xam pi mết cá, dụ hạ pi đạy păn nừng khoong (ở rể 3 năm thì được trừ tiền cưới, ở rể 5 năm ra ở riêng được chia một phần tài sản). Đó là tục lệ ngày xưa của người Thái ta thôi, bây giờ khác rồi, con trai, con gái có thể tự do lựa chọn bạn đời của mình không cùng dân tộc rồi đưa về ra mắt gia đình và tiến hành đám cưới. Ta nghe cán bộ dạy rồi, không được rườm rà, lãng phí à!
Cả nhà nghe bác cả nói đều gật đầu tán thành. Mận gắp thức ăn cho mọi người, trong lòng cảm thấy chộn rộn niềm vui. Cô đang mong chờ được gặp Thành và gia đình tại quê mình. Bà Piên vẫn chưa thực sự an lòng, không phải bà không đồng ý cho hai đứa quen nhau nhưng trong sâu thẳm lòng mình, bà không bao giờ muốn Mận lấy chồng xa. Hai vợ chồng bà có bốn người con, duy chỉ có Mận là con gái. Xinh đẹp, học giỏi, ngoan ngoãn, lễ phép, ông bà luôn tự hào về cô con gái út của mình. Sau khi học hết chương trình tại trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú của tỉnh, Mận đã thi đỗ vào trường Đại học Vinh. Tốt nghiệp đại học, tưởng cũng giống như cái Xoan bạn thân sẽ trở về quê hương làm việc nhưng Mận lại thuyết phục gia đình để ra nhận công tác tại Tổng đội Thanh niên xung phong TP.Hải Phòng. Sự việc này khiến vợ chồng bà quá bất ngờ. Bà Piên ra sức góp ý để con gái trở về với bản làng, với dòng sông Nậm Việc, với con thác Sao Va bao đời nay để được gần gũi gia đình, họ hàng. Mặc cho bà Piên khuyên can nhưng ý Mận đã chắc như cây lim, cây táu trên rừng. Hơn nữa, ông Tự cũng bảo với vợ, con nó đã quyết định rồi, ta nên tôn trọng con. Dần dà, bà Piên cũng xuôi xuôi...
Mận lên đường đem theo biết bao hăm hở và sức trẻ của mình ra nhận nhiệm vụ tại Liên đội Thanh niên xung phong huyện đảo Bạch Long Vĩ. Cô nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới và tỏ ra là một cán bộ có trình độ, nhiệt huyết, năng nổ, luôn cùng tập thể đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ trên hòn đảo tiền tiêu này. Hai năm công tác tại đây, Mận đã quen và yêu Thành, một sĩ quan Hải quân người Hải Phòng đang công tác tại Trạm ra đa trên đảo. Tình yêu giữa chàng sĩ quan Hải quân và cô thanh niên xung phong cứ thế lớn dần lên theo năm tháng và họ quyết tâm gắn kết với nhau để trụ lại mảnh đất nơi đầu sóng ngọn gió này. Nghe thông tin con gái gọi về tâm sự, ông Tự, bà Piên cũng vui và an tâm phần nào.
9 giờ sáng, mặt trời đã lên cao, sương tan nhanh, cái nắng hanh của mùa Đông trải vàng khắp bản Cón. Đại gia đình ông Tự ăn mặc chỉnh tề theo trang phục truyền thống của người Thái, đứng dưới chân cầu thang nhà sàn chờ khách. Mận vừa nghe điện thoại và thông báo nhà trai đã đến đầu bản. Ông Tự cảm thấy hồi hộp không kém mấy lần trước đi hỏi vợ cho ba cậu con trai.
Chiếc xe 16 chỗ chạy từ từ rồi đỗ trước cổng. Gia đình Thành, đàn ông mặc vest, đàn bà mặc áo dài lộng lẫy bước xuống xe. Ông Tự vội liếc nhanh cậu con rể tương lai xem người như thế nào. “Cao to, đẹp trai, chững chạc, bề ngoài có vẻ hiền lành, lại là sĩ quan Hải quân, được, duyệt!” Ông lẩm bẩm một mình. Mọi người cùng bắt tay nhau chào hỏi và nói cười thân thiện.
- Thưa bác, đây là bố con, còn đây là mẹ con ạ!-Thành giới thiệu bố mẹ mình với vợ chồng ông Tự.
Ông Tự vừa đưa tay ra bắt tay bố Thành bỗng nhiên cả hai khựng lại nhìn nhau. Bố Thành lắp bắp:
- Tự... Tự Thái phải không???
- Anh là.... anh Phiệt, anh Phiệt đen phải không ạ?
- Đúng rồi, mình đây Tự ơi!
- Anh Phiệt, hóa ra cháu Thành là con của anh ạ?
Sau phút giây bất ngờ, cả ông Tự và ông Phiệt ôm nhau vui sướng. Khóe mắt hai ông rưng rưng cảm động. Không ngờ đồng đội của sau hơn 30 năm bây giờ mới gặp lại nhau trong hoàn cảnh đầm ấm, thắm tình thông gia như thế này. Hai bên gia đình cười nói vui vẻ và cùng nhau bước lên nhà sàn làm lễ Dam xao.
32 năm trước, chàng trai Lô Văn Tự khi đó đang là Trung úy, công tác tại Binh chủng Công binh, được điều động về Quân chủng Hải quân nhận nhiệm vụ. Lần đầu tiên được thấy biển, Tự không khỏi ngỡ ngàng bởi anh là người con của núi rừng, của bản làng trên miền biên viễn. Con tàu nhỏ chở cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn Công binh Hải quân rời quân cảng Nha Trang hướng về quần đảo Trường Sa vào một buổi chiều nắng nhạt. Thời điểm này, những ai đi Trường Sa đều sẵn sàng tư tưởng hy sinh vì Tổ quốc. Là người có tâm hồn lãng mạn, Tự đã kịp viết mấy vần thơ vào cuốn sổ tay đeo bên mình để có dịp sẽ đọc cho anh em nghe:
“Nhổ neo lên hỡi những chàng lính trẻ!
Lệnh truyền đi rung tám cụm máy tàu.
Thuyền quay lái, còi ngân lời tạm biệt
Xa bến dần… thành phố đã lùi sau…”(*)
Tự cùng đồng đội lên đường với ý chí, quyết tâm cao, không quản ngại gian khổ và có thể sẽ hy sinh giữa khơi xa. Khi đó, Phiệt là đại đội trưởng, còn Tự là trung đội trưởng công binh.
Khó có thể nói hết nỗi vất vả, gian truân, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, hiểm nguy của người lính Trường Sa ở những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. Thời tiết vô cùng khắc nghiệt, ban ngày nắng cháy da, đêm phải đắp chăn chống lại sương biển và hơi muối mặn. Trên đảo thời gian đầu chỉ có nhà mái tôn dành cho bộ đội giữ đảo. Đại đội Công binh của Tự nằm trong nhà tạm. Khi gió biển thổi mạnh, dãy nhà rung lên bần bật, Đại đội trưởng Phiệt thường trấn an mọi người bình tĩnh, ngồi trong nhà sẽ an toàn.
Do ngâm trong nước biển mặn lâu ngày, chân, tay của các chiến sĩ đều bị bong tróc, tóc ai cũng cứng và đỏ quạch như rễ tre, da đen nhẻm. Dưới cái nắng 400C và gió rát mặt, anh em chỉ nhận ra nhau qua nụ cười với hàm răng trắng xóa. Biệt danh Phiệt đen mà anh em yêu mến đặt cho Đại đội trưởng Phiệt cũng ra đời từ đấy.
Trên các đảo ở Trường Sa ngày ấy, nước ngọt luôn thiếu trầm trọng, thức ăn của bộ đội chủ yếu là đồ hộp và rau muống phơi khô đem ra từ đất liền. Khó khăn vất vả là vậy nhưng anh em trong đại đội luôn yêu thương, coi nhau như anh em ruột thịt. Là người khéo tay, chịu khó, Tự được cả Đại đội Công binh quý mến, đặc biệt là Đại đội trưởng Phiệt. Có nhiều đêm giông bão ầm ầm, anh em ngồi bên nhau kể chuyện quê nhà, tiếng đàn ghi ta bập bùng, tiếng Tự đọc những vần thơ của mình ngân lên trong màn đêm lẫn vào sóng nước. Sau những phút giây vui tươi ấy là khoảng lặng. Trong sâu thẳm trái tim, Tự cũng nhớ về quê hương, về người vợ và đứa con thơ của mình đang ngóng đợi.
Tự nhớ mãi một kỷ niệm, để đẩy nhanh tiến độ xây dựng đảo, Đại đội trưởng Phiệt động viên, giao nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ phải chạy đua với thời gian, bất chấp thời tiết nắng, mưa, hễ thủy triều xuống là đi vác đá từ tàu vào đảo và tiến hành xây dựng công trình. Sau hơn một tuần vật lộn với nắng gió, một “loa thành” trên đảo chìm gần hoàn thành. Bỗng nhiên, trời nổi cơn giông, sấm chớp ầm ầm, mưa như trút nước. Nhìn bức tường vừa xây xong chưa kịp ráo vữa bị mưa biển xói mòn, đổ sập, anh em buồn thao thiết. Nước mắt Đại đội trưởng Phiệt đã rơi, anh khóc vì công sức của cả đơn vị bỗng chốc tan tành. Sau cơn giông, anh lại chỉ huy các anh em khẩn trương bắc giàn giáo, trộn vữa, tiếp tục xếp từng viên đá vào lòng biển để “kê cao thềm Tổ quốc”. Cuộc sống vất vả, gian khổ, làm việc trong điều kiện vô cùng khó khăn là vậy nhưng Đại đội Công binh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao với hàng loạt công trình xây dựng trên các đảo: Cô Lin, Len Đao, Tiên Nữ, Thuyền Chài...
Cuối năm 1990, chiến dịch CQ tại Trường Sa kết thúc. Lúc này, thương người vợ tảo tần cũng đang hết sức khó khăn ở quê nhà, Tự đã xin phục viên, kết thúc mối duyên với biển sau 3 năm gắn bó. Do điều kiện cuộc sống, xa xôi cách trở, mối liên lạc giữa anh và các đồng đội, trong đó có Đại đội trưởng Phiệt cũng vì thế mà mất dần.
- Uống đi anh Phiệt, hôm nay anh em mình phải uống một bữa thật say, 32 năm rồi còn gì!-Ông Tự đưa chén rượu lên, tay kia bá vai ông Phiệt.
- Tự ơi, bây giờ ngoài tình đồng đội ra thì anh em mình còn là nghĩa thông gia nữa đấy nhé!-Ông Phiệt đưa chén rượu lên cụng với ông Tự và cười tươi.
- Thế thì càng bền chặt chứ sao anh!
- Vậy thì ta cùng uống nào!
Bản Cón chưa bao giờ vui như hôm nay. Bà Piên hết nhìn chồng, nhìn Mận rồi nhìn mọi người, ánh mắt bà long lanh niềm vui. Mận và Thành ngồi bên nhau nghe hai ông bố trò chuyện, thỉnh thoảng cô cấu nhẹ vào tay Thành rồi ghé tai nói nhỏ: “Sao lại có sự trùng hợp như thế này hả anh?”. “Anh còn bất ngờ hơn em ấy chứ!”-Thành nháy mắt nhìn Mận trả lời.
Bác Phiêng lại cầm chén rượu đưa lên, vẫn giọng ề à:
- Đúng là đại hỉ, đại hỉ à...!
Tiếng cười nói cứ thế râm ran khắp ngôi nhà sàn. Ngoài kia, cái nắng le lói cuối Đông đang nhạt dần báo hiệu một mùa Xuân mới ấm áp đang về trên bản Cón…
(*): Trích thơ của cựu chiến binh Hải quân Lương Viết Thoại (SN 1954, trú tại bản Còn, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An).
Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về bhqdt@baohaiquanvietnam.vn
- Vùng 3: Giao nhiệm vụ cho lực lượng tham liên hoan nghệ thuật quần chúng - ( 23-11-24 01:00 )
- Bế mạc liên hoan nghệ thuật quần chúng Quân chủng Hải quân năm 2024 - ( 20-11-24 10:00 )
- Quân chủng Hải quân khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng năm 2024 - ( 18-11-24 10:00 )
- Rau càng cua - ( 17-11-24 08:00 )
- Trung tâm Huấn luyện Vùng 4 tổ chức tọa đàm thanh niên - ( 15-11-24 01:00 )