Thông báo cuộc thi tìm hiểu “Biển, đảo Tổ quốc và truyền thống 65 năm Hải quân Nhân dân Việt Nam anh hùng”

HQ Online -

Thực hiện Quyết định số 1909/QĐ-BTL, ngày 19-2-2020 của Chính ủy Hải quân về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam (7-5-1955 – 7-5-2020), Cục Chính trị Hải quân hướng dẫn thi tìm hiểu “Biển, đảo Tổ quốc và truyền thống 65 năm Hải quân Nhân dân (HQND) Việt Nam anh hùng” như sau:

 I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Góp phần tuyên truyền sâu rộng cho các đối tượng tham gia cuộc thi về biển, đảo Tổ quốc và truyền thống 65 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành của HQND Việt Nam. Khơi dậy lòng tự hào về truyền thống dân tộc, Quân đội, Quân chủng Hải quân anh hùng; củng cố niềm tin, ý chí quyết tâm của quân và dân ta; huy động mọi nguồn lực tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc trong thời kỳ mới.

- Các cơ quan, đơn vị tổ chức và tham gia cuộc thi chặt chẽ, nghiêm túc; hình thức phong phú, đa dạng, đúng thời gian; mang ý nghĩa chính trị và tính giáo dục cao, sức lan tỏa sâu rộng trong và ngoài đơn vị.

II-NỘI DUNG CUỘC THI

1- Tên gọi cuộc thi: “Biển, đảo Tổ quốc và truyền thống 65 năm HQND Việt Nam anh hùng”.

2- Nội dung thi tìm hiểu: Gồm 10 câu hỏi (có phụ lục kèm theo).

III- THỂ LỆ CUỘC THI

1- Đối tượng dự thi

- 100% cán bộ, chiến sỹ, QNCN, CNVCQP và các đối tượng khác trong Quân chủng.

- Học sinh, sinh viên, đoàn viên, thanh niên đơn vị kết nghĩa và các địa phương ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo với đơn vị.

- Các đối tượng khác.

2- Bài dự thi

- Bài thi viết bằng tiếng Việt, viết tay hoặc đánh máy; trả lời đầy đủ các câu hỏi của Cuộc thi. Bài dự thi có thể dùng tranh, ảnh, video clip để minh họa. Ban tổ chức không nhận bài dự thi photocopy.

- Bài dự thi ghi rõ: Họ tên, cấp bậc, chức vụ, đơn vị, số điện thoại cá nhân. Bài dự thi của các thành phần khác và đơn vị kết nghĩa ghi rõ: Họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại cá nhân.

3- Cách thức tổ chức

- Các đơn vị trực thuộc Quân chủng: Căn cứ vào hướng dẫn của Cục Chính trị tổ chức phát động cuộc thi đến các đối tượng trong đơn vị và đơn vị kết nghĩa, địa phương ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo. Tổng kết, trao giải ở cấp mình phù hợp với thực tiễn đơn vị.

- Cấp Quân chủng: Cục Chính trị chủ trì tiếp nhận bài dự thi, tổ chức chấm và tổng kết trao giải cuộc thi vào dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân chủng.

4- Thời gian nhận bài dự thi

- Các đơn vị tiến hành tổng kết trao giải cuộc thi ở cấp mình, sau đó tổng hợp báo cáo kết quả cuộc thi gồm: Số lượng bài tham gia, tỷ lệ % và phân rõ các đối tượng tham gia. Lựa chọn những bài thi tốt nhất của đơn vị mình gửi về cơ quan thường trực Ban tổ chức Cuộc thi (Phòng Công tác Quần chúng: Số 38, Điện Biên Phủ, Hải Phòng) trước ngày 10-4-2020.

- Những đơn vị kết nghĩa; những tỉnh, thành đã ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo với các đơn vị Hải quân gửi bài dự thi về các đơn vị đã ký kết. Các cơ quan, đơn vị khác tổng hợp kết quả tham gia cuộc thi và gửi những bài thi có chất lượng về cơ quan thường trực Ban tổ chức Cuộc thi (Phòng Công tác Quần chúng, Cục Chính trị Hải quân: Số 38, Điện Biên Phủ, Hải Phòng) trước ngày 10-4-2020.

- Bài dự thi của tập thể, cá nhân gửi qua đường bưu điện ghi rõ: Bài dự thi tìm hiểu “Biển, đảo Tổ quốc và truyền thống 65 năm HQND Việt Nam anh hùng”, có địa chỉ, số điện thoại của người gửi và địa chỉ nơi nhận.

5- Giải thưởng

a) Tặng Bằng khen, Giấy khen của thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân chủng cho những đơn vị có thành tích xuất sắc và tốt trong tổ chức và tham gia cuộc thi.

b) Tặng Giấy chứng nhận của thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân chủng và tiền thưởng kèm theo 5.000.000 đ cho các tác giả đạt Giải A.

c) Tặng Giấy chứng nhận của thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân chủng và tiền thưởng kèm theo 3.000.000 đ cho các tác giả đạt Giải B.

d) Tặng Giấy chứng nhận của thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân chủng và tiền thưởng kèm theo 2.000.000 đ cho các tác giả đạt Giải C.

5- Điều kiện đạt giải

- Giải cá nhân: Trả lời đúng, đủ các câu hỏi cuộc thi; câu 10 có nội dung sâu sắc; hình thức trình bày phong phú, sáng tạo...

- Giải tập thể: Đơn vị có tỷ lệ người tham gia dự thi cao, có nhiều bài đạt chất lượng tốt; công tác tổ chức chặt chẽ, có phát động và tổng kết, trao giải cuộc thi ở cấp mình và có nhiều hoạt động phong phú, thiết thực ở cơ sở để hưởng ứng cuộc thi. Vận động được nhiều đối tượng khác tham gia.

IV-TỔ CHỨC THỰC HIỆN

A/ Công tác tổ chức

1- Thành lập Ban tổ chức Cuộc thi cấp Quân chủng

  1. Đ/c Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng: Trưởng ban.
  2. Đ/c Trưởng phòng Công tác Quần chúng: Phó ban.
  3. Đ/c Trưởng phòng Tuyên huấn: Ủy viên.
  4. Đ/c Tổng Biên tập Báo Hải quân Việt Nam: Ủy viên.
  5. Đ/c Phó Trưởng phòng KHQS/BTM: Ủy viên.

2- Thành lập Ban Giám khảo, Thư ký cuộc thi cấp Quân chủng

- Ban Giám khảo: Trưởng phòng Công tác Quần chúng; Phó Trưởng phòng Tuyên huấn; Tổng Biên tập Báo HQVN; Giám đốc Bảo tàng Hải quân; Trợ lý Phòng Khoa học quân sự/BTM.

- Thư ký: Trợ lý Phòng Công tác Quần chúng.

B/ Phân công nhiệm vụ

1- Ban tổ chức, Ban giám khảo Cuộc thi cấp Quân chủng

Chịu trách nhiệm trước thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân chủng và Ban tổ chức các hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam. Giúp thủ trưởng Bộ Tư lệnh đánh giá nhận xét, trao giải thưởng cuộc thi cho các tập thể và cá nhân đạt giải.

2- Các cơ quan của Cục Chính trị

 - Phòng Công tác Quần chúng: Giúp Ban tổ chức triển khai hướng dẫn cuộc thi, theo dõi các đơn vị tổ chức và tham gia cuộc thi, tổng hợp bài thi, kết quả thi.

 - Phòng Tuyên huấn: Phối hợp soạn thảo đề cương đáp án và cung cấp các tư liệu cho cuộc thi.

  - Báo Hải quân Việt Nam: Tổ chức tuyên truyền về cuộc thi, đăng tải các tư liệu liên quan đến câu hỏi cuộc thi trên Báo Hải quân Việt Nam, Báo Hải quân điện tử và các báo, đài khác.

3- Các cơ quan, đơn vị 

 - Cấp uỷ, chỉ huy cơ quan chính trị các cấp lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ cuộc thi, gắn cuộc thi với các hoạt động thi đua trong đơn vị; tổ chức diễn đàn, toạ đàm về biển, đảo và truyền thống Hải quân nhân dân Việt Nam. Chú trọng công tác tuyên truyền cuộc thi, tạo thành một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Quân chủng, tạo không khí vui tươi sôi nổi ở cơ sở.

- Thành lập Ban tổ chức cuộc thi từ cấp trung, lữ đoàn và tương đương trở lên; giúp lãnh đạo, chỉ huy, cơ quan chính trị đơn vị hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc và phối hợp thực hiện. Tổ chức phát động hưởng ứng cuộc thi ở cấp mình xong trước ngày 5-3-2020.

- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị kết nghĩa, các địa phương ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo để tổ chức cuộc thi.

- Số lượng bài thi của các cơ quan, đơn vị tham gia cụ thể như sau:

+ Cấp Vùng, Cục, Bộ Tham mưu, Học viện Hải quân, Quân cảng Sài Gòn: Mỗi đơn vị ít nhất 10 bài.

+ Các đơn vị còn lại: Mỗi đơn vị ít nhất 5 bài.

Cuộc thi tìm hiểu “Biển, đảo Tổ quốc và truyền thống 65 năm HQND Việt Nam anh hùng” là hoạt động mang ý nghĩa giáo dục chính trị sâu sắc, có quy mô và tính hiệp đồng cao; là một trong những nội dung hoạt động trọng tâm hướng tới kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân chủng Hải quân. Cục Chính trị Hải quân đề nghị các cơ quan chức năng quan tâm, tạo điều kiện và phối hợp chặt chẽ để tổ chức cuộc thi. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong Quân chủng triển khai thực hiện nghiêm túc.

 

CÂU HỎI THI TÌM HIỂU

“BIỂN, ĐẢO TỔ QUỐC VÀ  TRUYỀN THỐNG 65 NĂM

HQND VIỆT NAM ANH HÙNG”

Câu 1: Việt Nam chính thức phê chuẩn tham gia Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 vào năm nào? Luật biển Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày, tháng, năm nào? Luật bao gồm những chương, điều nào?

Câu 2: Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) ban hành bao gồm những mục tiêu và các giải pháp chủ yếu nào?

Câu 3: Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển? Hiện nay, nước ta có bao nhiêu huyện đảo; đó là những huyện đảo nào?

Câu 4: Huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa hiện nay thuộc địa giới quản lý hành chính của các tỉnh, thành phố nào? Nêu những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

Câu 5: Hải quân Nhân dân Việt Nam được thành lập ngày, tháng, năm nào? Ở đâu? Những chiến công tiêu biểu của Hải quân Nhân dân Việt Nam trong 65 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành?

Câu 6: Trong lịch sử, bộ đội Hải quân vinh dự được đón Bác Hồ về thăm mấy lần? Thời gian, địa điểm Bác Hồ đến thăm? Dấu ấn và những kỷ niệm sâu sắc của Bác Hồ trong những lần về thăm đó?

Câu 7: Nêu truyền thống 16 chữ vàng của Hải quân Nhân dân Việt Nam? Quân chủng Hải quân vinh dự đư­ợc Đảng, Nhà nư­ớc tuyên dư­ơng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực l­ượng vũ trang nhân dân mấy lần? Vào ngày, tháng, năm nào?

Câu 8: Tính đến hết năm 2019, Quân chủng Hải quân đã ký kết Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo với bao nhiêu tỉnh, thành phố và cơ quan, đơn vị?

Câu 9: Phương hướng xây dựng Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện đại được Đảng, Nhà nước ta xác định như thế nào? Hiện nay Hải quân Nhân dân Việt Nam có bao nhiêu thành phần lực lượng, đó là những thành phần lực lượng nào?

Câu 10: Cảm nghĩ của đồng chí (anh, chị) về biển, đảo Tổ quốc và người chiến sĩ Hải quân (bằng văn xuôi, truyện, ký, thơ, ca, video clip…), không quá 2.000 từ?

HQVN

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về bhqdt@baohaiquanvietnam.vn