Lợi dụng dịch bệnh, tăng giá, đầu cơ khẩu trang có thể bị phạt tiền lên đến 9 tỷ đồng, bị truy cứu trách nhiệm hình sự lên đến 15 năm tù
HQ Online -
Trong lúc cả nước đang chung tay đối phó dịch bệnh do chủng mới của virus Corana gây ra thì bên cạnh đó cũng xuất hiện các đối tượng lợi dụng dịch bệnh này để tăng giá, đầu cơ khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn… mà không hề biết rằng, hành vi của mình là vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể như sau:
Khẩu trang y tế, các mặt hàng nước rửa tay sát khuẩn không thuộc danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá. Tuy nhiên, các loại hàng hóa trên có niêm yết giá được thể hiện bằng cách tổ chức, cá nhân sản xuất, cung ứng in, dán, ghi giá trên bao bì của hàng hóa.
Hành vi bán cao hơn giá niêm yết của hàng hóa là vi phạm Khoản 3, Điều 12, Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24-9-2013 của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.
1-Điều 12: Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ
Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Khoản 5 Điều này.
Hành vi đầu cơ khẩu trang trong tình trạng có dịch bệnh là vi phạm Điểm b, Khoản 1, Điều 46 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15-11-2013 của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
2-Điều 46: Hành vi đầu cơ hàng hóa
Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng nhằm bán lại thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác.
Bên cạnh đó, người bị xử phạt còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được. Trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, người có hành vi đầu cơ, nếu xét thấy gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cộng đồng, đến việc phòng ngừa dịch bệnh thì sẽ bị xử lý hình sự về tội Đầu cơ theo điều 196 Bộ Luật Hình sự hiện hành với mức phạt cao nhất lên đến 9 tỷ đồng hoặc 15 năm tù (Khoản 3, Điểm c; Khoản 5, Điều 196):
3-Điều 196: Tội đầu cơ
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1 tỷ 500 triệu đồng đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:
a) Hàng hóa trị giá 3 tỷ đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 1 tỷ đồng trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
4- Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4 tỷ đồng đến 9 tỷ đồng.
Thanh Thịnh (TH)
Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về bhqdt@baohaiquanvietnam.vn
- Những điểm mới về chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí và tử tuất quy định tại Luật BHXH năm 2024 - ( 05-11-24 08:00 )
- Nâng chế độ bồi dưỡng với người trực tiếp khảo sát, rà phá bom, mìn - ( 15-10-24 09:00 )
- Những điểm mới có lợi về việc bồi thường cho người dân khi bị thu hồi đất - ( 14-10-24 08:00 )
- Một số điểm mới của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ - ( 31-07-24 11:00 )
- Cảnh báo lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học - ( 08-07-24 05:00 )