Kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Hải quân lần thứ 2 (15-3-1961 - 15-3-2021)
BỘ ĐỘI HẢI QUÂN KHẮC GHI LỜI DẠY CỦA BÁC HỒ
* Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Bí thư Đảng ủy Cục Chính trị, Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân
HQVN -
Năm 1961, trong lần về thăm bộ đội Hải quân lần thứ hai, Bác Hồ căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Lời dạy của Bác như “ngọn hải đăng soi đường chỉ lối” để các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
Cách đây 60 năm, ngày 15-3-1961, bộ đội Hải quân vinh dự đón Bác Hồ về thăm lần thứ hai. Đồng chí Nguyễn Bá Phát, Cục phó Cục Hải quân báo cáo với Bác những tiến bộ về mọi mặt của Hải quân; về thành phần các đơn vị tàu chiến đấu, đơn vị bảo đảm, các cơ quan cũng như binh chủng kỹ thuật khác và cả khó khăn, khuyết điểm trong quá trình xây dựng, phát triển.
Cán bộ, chiến sĩ Hải quân đã hứa với Bác sẽ khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; vượt mọi gian khổ; yên tâm thực hiện nhiệm vụ, coi tàu, đảo là nhà, biển cả là quê hương; nhanh chóng xây dựng Hải quân vững mạnh, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Bác giao cho.
Bác nhắc nhở: “Bờ biển của ta có vị trí rất quan trọng. Vì vậy, nhiệm vụ của Hải quân trước mắt cũng như lâu dài rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. Vừa qua các chú đã khắc phục khó khăn, đạt được một số thành tích bước đầu, Bác khen nhưng chớ chủ quan thỏa mãn, phải cố gắng tiến bộ nhiều hơn nữa”.
Bác Hồ chụp ảnh lưu niệm với cán bộ, chiến sĩ tàu Hải Lâm năm 1961. Ảnh: Tư liệu
Trên đường ra vùng biển Đông Bắc, khi tàu chạy trên sông Bạch Đằng, Bác xúc động nói: “Hải quân ta phải học tập kinh nghiệm chiến đấu hiện đại, nhưng không được quên những truyền thống đánh giặc xưa kia của tổ tiên. Các chú phải nhớ xây dựng Hải quân của nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam, chứ không phải Hải quân của thế giới”.
Thấm nhuần lời dạy của Người, bộ đội Hải quân đã kế thừa truyền thống đánh giặc của ông cha đồng thời nghiên cứu tìm cách đánh phù hợp với VKTBKT và điều kiện nước ta; vừa xây dựng vừa chiến đấu, giành nhiều chiến công vang dội.
Ngày 2 và 5-8-1964, với tinh thần “dám đánh, quyết đánh và biết đánh”, bộ đội Hải quân cùng quân dân miền Bắc anh dũng, kiên cường chiến đấu và chiến thắng giặc Mỹ trên bầu trời miền Bắc, làm nên chiến thắng trận đầu, nối tiếp truyền thống “đã ra quân là lập chiến công” của Quân đội ta.
Năm 1961, Đoàn tàu Không số-Đoàn 125 được thành lập, mở đường vận tải chiến lược trên biển mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong 14 năm (1961-1975), Đoàn 125 đã vận chuyển hàng chục ngàn tấn vũ khí, hàng vạn lượt người chi viện cho cách mạng miền Nam. “Đường Hồ Chí Minh trên biển” trở thành huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước; là nét độc đáo, sáng tạo của nghệ thuật chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông biển do Đảng ta lãnh đạo, bộ đội Hải quân trực tiếp tổ chức thực hiện.
Năm 1966, để trực tiếp tham gia, sát cánh cùng quân dân miền Nam đánh giặc, lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Hải quân ra đời-Đoàn 126 Đặc công Hải quân. Suốt 7 năm (1966-1973) chiến đấu ở Cửa Việt-Đông Hà, Đặc công Hải quân đánh hơn 300 trận, đánh chìm hàng trăm tàu, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của Mỹ, ngụy. Cách đánh độc đáo, táo bạo, hiệu suất cao của Đặc công Hải quân khiến kẻ thù phải khiếp sợ.
Giai đoạn 1965-1968, 1972-1973, đế quốc Mỹ hai lần leo thang chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc. Phát huy truyền thống đánh thắng trận đầu, bộ đội Hải quân hiệp đồng với quân dân miền Bắc, chiến đấu trên 700 trận, bắn rơi 118 máy bay, bắn chìm và bắn bị thương hàng chục tàu địch, góp phần bảo vệ hậu phương lớn miền Bắc XHCN.
Với quyết tâm “đánh địch mà đi, mở luồng mà tiến”, bộ đội Hải quân làm nòng cốt cùng quân dân các tỉnh, thành ven biển đánh bại hai cuộc chiến tranh phong tỏa sông biển miền Bắc bằng thủy lôi và bom từ trường của đế quốc Mỹ (1965-1968, 1972-1973). Các lực lượng chống phong tỏa của ta đã rà phá hàng chục ngàn quả thủy lôi, bom từ trường; mở tuyến thông luồng, nối lại con đường vận tải chiến lược trên biển từ hậu phương lớn miền Bắc chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam.
Trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, bộ đội Hải quân tham gia chiến đấu trên hướng ven biển; vây ép, ngăn chặn địch rút chạy; tiếp quản căn cứ, cơ sở của Mỹ, ngụy; tạo thuận lợi cho các lực lượng tiến vào giải phóng Sài Gòn. Đặc biệt, Hải quân đã “thần tốc, táo bạo, bí mật, bất ngờ” tiến công giải phóng quần đảo Trường Sa, góp phần vào thắng lợi trọn vẹn, vĩ đại của dân tộc.
Sau năm 1975, cùng với việc quản lý, bảo vệ vùng biển rộng lớn của nước Việt Nam thống nhất, bộ đội Hải quân cùng quân tình nguyện Việt Nam giúp nhân dân Cam-pu-chia thoát khỏi họa diệt chủng Polpot, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế vẻ vang.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bộ đội Hải quân làm nòng cốt bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo; bảo vệ an toàn các hoạt động kinh tế biển; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên biển để đất nước phát triển, hội nhập; xây dựng lực lượng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Trải qua hơn 60 năm, từ ngày đầu chỉ có 134 cán bộ, chiến sĩ, VKTBKT hết sức thô sơ, lạc hậu, đến nay, Hải quân đã trở thành một quân chủng chiến đấu, quân chủng kỹ thuật ngày càng hiện đại, với đủ 5 thành phần lực lượng: Tàu mặt nước; tàu ngầm; pháo binh-tên lửa bờ; không quân hải quân; hải quân đánh bộ và đặc công hải quân.
Một buổi huấn luyện ở Tàu 015-Trần Hưng Đạo. Ảnh: Duy Khánh
Không chỉ là đội quân chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, bộ đội Hải quân còn làm tốt chức năng của một đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất và thực hiện nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng.
Những năm gần đây, Hải quân làm tốt công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo với 63 tỉnh, thành và 15 cơ quan, đơn vị, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền và phát triển kinh tế biển.
Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển” được triển khai ở 28 tỉnh, thành ven biển. Cán bộ, chiến sĩ thực sự là chỗ dựa vững chắc cho nhân dân yên tâm hoạt động trên các vùng biển, đảo. Chỉ tính riêng năm 2020, các đơn vị Hải quân đã cứu nạn 32 tàu và gần 320 người, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Các đơn vị làm kinh tế-quốc phòng biển, đảo của Hải quân luôn đi đầu và đạt hiệu quả cao trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh có thế mạnh; thực hiện tốt chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia.
Trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng, hoạt động đối ngoại của Hải quân là điểm sáng trong công tác đối ngoại quốc phòng, góp phần củng cố lòng tin, xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định, nâng cao vị thế, uy tín của Hải quân Việt Nam trên trường quốc tế…
60 năm khắc ghi lời dạy của Bác, bộ đội Hải quân không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, lập nhiều chiến công oanh liệt; xây đắp nên truyền thống vẻ vang: “Chiến đấu anh dũng, mưu trí sáng tạo, làm chủ vùng biển, quyết chiến quyết thắng”.
Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về bhqdt@baohaiquanvietnam.vn
Tin tức khác
-
Một số chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp - ( 21-11-24 09:00 )
-
Luôn sẵn sàng khi ngư dân cần - ( 03-11-24 03:00 )
-
Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam tại Lào (30/10/1949 - 30/10/2024) - ( 29-10-24 07:00 )
-
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày thành lập Vùng 5 - ( 27-10-24 07:00 )
-
Lục Yên ấm tình người - ( 26-10-24 07:00 )
HQVN -
Năm 1961, trong lần về thăm bộ đội Hải quân lần thứ hai, Bác Hồ căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Lời dạy của Bác như “ngọn hải đăng soi đường chỉ lối” để các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
Cách đây 60 năm, ngày 15-3-1961, bộ đội Hải quân vinh dự đón Bác Hồ về thăm lần thứ hai. Đồng chí Nguyễn Bá Phát, Cục phó Cục Hải quân báo cáo với Bác những tiến bộ về mọi mặt của Hải quân; về thành phần các đơn vị tàu chiến đấu, đơn vị bảo đảm, các cơ quan cũng như binh chủng kỹ thuật khác và cả khó khăn, khuyết điểm trong quá trình xây dựng, phát triển.
Cán bộ, chiến sĩ Hải quân đã hứa với Bác sẽ khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; vượt mọi gian khổ; yên tâm thực hiện nhiệm vụ, coi tàu, đảo là nhà, biển cả là quê hương; nhanh chóng xây dựng Hải quân vững mạnh, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Bác giao cho.
Bác nhắc nhở: “Bờ biển của ta có vị trí rất quan trọng. Vì vậy, nhiệm vụ của Hải quân trước mắt cũng như lâu dài rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. Vừa qua các chú đã khắc phục khó khăn, đạt được một số thành tích bước đầu, Bác khen nhưng chớ chủ quan thỏa mãn, phải cố gắng tiến bộ nhiều hơn nữa”.
Bác Hồ chụp ảnh lưu niệm với cán bộ, chiến sĩ tàu Hải Lâm năm 1961. Ảnh: Tư liệu
Trên đường ra vùng biển Đông Bắc, khi tàu chạy trên sông Bạch Đằng, Bác xúc động nói: “Hải quân ta phải học tập kinh nghiệm chiến đấu hiện đại, nhưng không được quên những truyền thống đánh giặc xưa kia của tổ tiên. Các chú phải nhớ xây dựng Hải quân của nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam, chứ không phải Hải quân của thế giới”.
Thấm nhuần lời dạy của Người, bộ đội Hải quân đã kế thừa truyền thống đánh giặc của ông cha đồng thời nghiên cứu tìm cách đánh phù hợp với VKTBKT và điều kiện nước ta; vừa xây dựng vừa chiến đấu, giành nhiều chiến công vang dội.
Ngày 2 và 5-8-1964, với tinh thần “dám đánh, quyết đánh và biết đánh”, bộ đội Hải quân cùng quân dân miền Bắc anh dũng, kiên cường chiến đấu và chiến thắng giặc Mỹ trên bầu trời miền Bắc, làm nên chiến thắng trận đầu, nối tiếp truyền thống “đã ra quân là lập chiến công” của Quân đội ta.
Năm 1961, Đoàn tàu Không số-Đoàn 125 được thành lập, mở đường vận tải chiến lược trên biển mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong 14 năm (1961-1975), Đoàn 125 đã vận chuyển hàng chục ngàn tấn vũ khí, hàng vạn lượt người chi viện cho cách mạng miền Nam. “Đường Hồ Chí Minh trên biển” trở thành huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước; là nét độc đáo, sáng tạo của nghệ thuật chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông biển do Đảng ta lãnh đạo, bộ đội Hải quân trực tiếp tổ chức thực hiện.
Năm 1966, để trực tiếp tham gia, sát cánh cùng quân dân miền Nam đánh giặc, lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Hải quân ra đời-Đoàn 126 Đặc công Hải quân. Suốt 7 năm (1966-1973) chiến đấu ở Cửa Việt-Đông Hà, Đặc công Hải quân đánh hơn 300 trận, đánh chìm hàng trăm tàu, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của Mỹ, ngụy. Cách đánh độc đáo, táo bạo, hiệu suất cao của Đặc công Hải quân khiến kẻ thù phải khiếp sợ.
Giai đoạn 1965-1968, 1972-1973, đế quốc Mỹ hai lần leo thang chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc. Phát huy truyền thống đánh thắng trận đầu, bộ đội Hải quân hiệp đồng với quân dân miền Bắc, chiến đấu trên 700 trận, bắn rơi 118 máy bay, bắn chìm và bắn bị thương hàng chục tàu địch, góp phần bảo vệ hậu phương lớn miền Bắc XHCN.
Với quyết tâm “đánh địch mà đi, mở luồng mà tiến”, bộ đội Hải quân làm nòng cốt cùng quân dân các tỉnh, thành ven biển đánh bại hai cuộc chiến tranh phong tỏa sông biển miền Bắc bằng thủy lôi và bom từ trường của đế quốc Mỹ (1965-1968, 1972-1973). Các lực lượng chống phong tỏa của ta đã rà phá hàng chục ngàn quả thủy lôi, bom từ trường; mở tuyến thông luồng, nối lại con đường vận tải chiến lược trên biển từ hậu phương lớn miền Bắc chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam.
Trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, bộ đội Hải quân tham gia chiến đấu trên hướng ven biển; vây ép, ngăn chặn địch rút chạy; tiếp quản căn cứ, cơ sở của Mỹ, ngụy; tạo thuận lợi cho các lực lượng tiến vào giải phóng Sài Gòn. Đặc biệt, Hải quân đã “thần tốc, táo bạo, bí mật, bất ngờ” tiến công giải phóng quần đảo Trường Sa, góp phần vào thắng lợi trọn vẹn, vĩ đại của dân tộc.
Sau năm 1975, cùng với việc quản lý, bảo vệ vùng biển rộng lớn của nước Việt Nam thống nhất, bộ đội Hải quân cùng quân tình nguyện Việt Nam giúp nhân dân Cam-pu-chia thoát khỏi họa diệt chủng Polpot, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế vẻ vang.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bộ đội Hải quân làm nòng cốt bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo; bảo vệ an toàn các hoạt động kinh tế biển; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên biển để đất nước phát triển, hội nhập; xây dựng lực lượng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Trải qua hơn 60 năm, từ ngày đầu chỉ có 134 cán bộ, chiến sĩ, VKTBKT hết sức thô sơ, lạc hậu, đến nay, Hải quân đã trở thành một quân chủng chiến đấu, quân chủng kỹ thuật ngày càng hiện đại, với đủ 5 thành phần lực lượng: Tàu mặt nước; tàu ngầm; pháo binh-tên lửa bờ; không quân hải quân; hải quân đánh bộ và đặc công hải quân.
Một buổi huấn luyện ở Tàu 015-Trần Hưng Đạo. Ảnh: Duy Khánh
Không chỉ là đội quân chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, bộ đội Hải quân còn làm tốt chức năng của một đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất và thực hiện nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng.
Những năm gần đây, Hải quân làm tốt công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo với 63 tỉnh, thành và 15 cơ quan, đơn vị, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền và phát triển kinh tế biển.
Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển” được triển khai ở 28 tỉnh, thành ven biển. Cán bộ, chiến sĩ thực sự là chỗ dựa vững chắc cho nhân dân yên tâm hoạt động trên các vùng biển, đảo. Chỉ tính riêng năm 2020, các đơn vị Hải quân đã cứu nạn 32 tàu và gần 320 người, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Các đơn vị làm kinh tế-quốc phòng biển, đảo của Hải quân luôn đi đầu và đạt hiệu quả cao trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh có thế mạnh; thực hiện tốt chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia.
Trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng, hoạt động đối ngoại của Hải quân là điểm sáng trong công tác đối ngoại quốc phòng, góp phần củng cố lòng tin, xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định, nâng cao vị thế, uy tín của Hải quân Việt Nam trên trường quốc tế…
60 năm khắc ghi lời dạy của Bác, bộ đội Hải quân không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, lập nhiều chiến công oanh liệt; xây đắp nên truyền thống vẻ vang: “Chiến đấu anh dũng, mưu trí sáng tạo, làm chủ vùng biển, quyết chiến quyết thắng”.
Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về bhqdt@baohaiquanvietnam.vn
- Một số chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp - ( 21-11-24 09:00 )
- Luôn sẵn sàng khi ngư dân cần - ( 03-11-24 03:00 )
- Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam tại Lào (30/10/1949 - 30/10/2024) - ( 29-10-24 07:00 )
- Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày thành lập Vùng 5 - ( 27-10-24 07:00 )
- Lục Yên ấm tình người - ( 26-10-24 07:00 )