Hướng dẫn Cuộc thi tìm hiểu truyền thống “60 năm Cục Chính trị Hải quân Anh hùng”
HQ Online -
Thực hiện Kế hoạch số 5030/KH-CT về việc phối hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần Hải quân (24-1-1959 – 24-1-2019), đã được Chính ủy Quân chủng phê duyệt. Cục Chính trị hướng dẫn tổ chức Cuộc thi tìm hiểu truyền thống “60 năm Cục Chính trị Hải quân Anh hùng” như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Tuyên truyền, giáo dục về truyền thống của Cục Chính trị qua 60 xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành. Tạo khí thế thi đua sôi nổi, động viên cán bộ, chiến sỹ, QNCN, công nhân và VCQP trong Cục Chính trị và các đối tượng khác ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện, trưởng thành, góp phần xây dựng Cục Chính trị và Quân chủng Hải quân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại;
Các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ, thực hiện tốt các nội dung được phân công; tích cực tuyên truyền thu hút đông đảo các đối tượng tham gia, đảm bảo cuộc thi có chất lượng tốt, sức lan tỏa sâu rộng và ý nghĩa chính trị sâu sắc.
II. NỘI DUNG CUỘC THI
1. Tên gọi Cuộc thi: “60 năm Cục Chính trị Hải quân Anh hùng”
2. Câu hỏi Cuộc thi: Gồm 06 câu hỏi:
Câu 1: Đồng chí cho biết ngày, tháng, năm thành lập và tên gọi tiền thân của Cục Chính trị Hải quân? Ai là Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân đầu tiên?
Câu 2: Từ ngày thành lập đến nay, Đảng bộ Cục Chính trị đã qua bao nhiêu kỳ Đại hội? Đại hội Đảng bộ gần nhất diễn ra vào ngày, tháng, năm nào? Có bao nhiêu đại biểu đại diện cho bao nhiêu tổ chức đảng dự Đại hội? Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm mấy đồng chí? Đồng chí nào được bầu làm Bí thư, Phó Bí thư và Uỷ viên Thường vụ? Hiện nay đồng chí nào là Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy Cục?
Câu 3: Đồng chí cho biết Thủ trưởng Cục Chính trị Hải quân qua các thời kỳ? (Họ tên, cấp bậc, thời gian giữ chức vụ).
Câu 4: Hãy nêu và phân tích ý nghĩa truyền thống của Cục Chính trị Hải quân?
Câu 5: Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Cục Chính trị Hải quân đã được tặng thưởng những danh hiệu, phần thưởng cao quý nào? (Hình thức, ngày, tháng, năm).Câu 6: Đồn
g chí trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về Cục Chính trị Hải quân nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập (Bài viết không quá 1.000 từ, có thể sử dụng nhiều thể loại khác nhau để trình bày).
III. THỂ LỆ CUỘC THI
1. Đối tượng dự thi
- Cán bộ, chiến sỹ, QNCN, công nhân và viên chức quốc phòng trong Cục Chính trị;
- Cán bộ chính trị các đơn vị trong toàn Quân chủng;
- Vận động các đối tượng khác trong và ngoài đơn vị tham gia.
2. Yêu cầu về bài dự thi
- Bài thi viết bằng tiếng Việt, viết tay hoặc đánh máy; trả lời đầy đủ các câu hỏi của cuộc thi. Bài dự thi có thể dùng tranh, ảnh để minh hoạ. Ban tổ chức không nhận những bài photocopy, bài dự thi do nhiều người cùng viết (đồng tác giả);
- Bài dự thi ghi rõ: Họ tên, cấp bậc, chức vụ, đơn vị, số điện thoại cá nhân.
3. Thời gian nhận bài dự thi
- Các cơ quan, đơn vị tổng hợp báo cáo kết quả cuộc thi với các nội dung: Số lượng bài tham gia, tỷ lệ % và phân rõ các đối tượng tham gia. Sau đó lựa những bài dự thi có chất lượng của cơ quan, đơn vị mình gửi về cơ quan thường trực Ban tổ chức cuộc thi (Ban Thanh niên Hải quân: Số 38, Điện Biên Phủ, Hải Phòng). Thời gian nộp bài trước ngày 30-11-2018;
- Các đối tượng khác quan tâm tới Cuộc thi, gửi qua đường bưu điện phải dán tem ghi rõ: Bài dự thi tìm hiểu truyền thống “60 năm Cục Chính trị Hải quân Anh hùng”, có địa chỉ người gửi và nơi nhận (Ban Thanh niên Hải quân: Số 38, Điện Biên Phủ, Hải Phòng). Thời gian nộp bài tính theo dấu bưu điện trước ngày 30-11-2018.
4. Cơ cấu giải thưởng
a) Giải tập thể
1 giải nhất: 5.000.000đ.
2 giải nhì: 3.000.000đ/1 giải.
3 giải ba: 2.000.000đ/1 giải.
5 giải KK: 1.000.000đ/1 giải
b) Giải cá nhân
1 giải nhất: 3.000.000đ.
2 giải nhì: 2.000.000đ/1 giải.
3 giải ba: 1.000.000đ/1 giải.
10 giải KK: 500.000đ/1 giải.
b. Điều kiện đạt giải
- Giải cá nhân: Trả lời đúng, đủ các câu hỏi cuộc thi; câu 6 có nội dung sâu sắc; hình thức trình bày phong phú, sáng tạo.
- Giải tập thể: Cơ quan, đơn vị có tỷ lệ người tham gia dự thi cao, có nhiều bài đạt chất lượng tốt; công tác tổ chức chặt chẽ, có nhiều hoạt động phong phú, thiết thực ở cơ sở để hưởng ứng cuộc thi.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành lập Ban tổ chức Cuộc thi
- Chuẩn Đô đốc Đoàn Văn Chiều - Phó CNCTQC - Trưởng ban;
- Đại tá Nguyễn Trung Dũng - Trưởng phòng KHTH - Phó trưởng ban;
- Thượng tá Phạm Khoa Nam - Trưởng ban TN - Ủy viên Thường trực;
- Thượng tá Trần Xuân Văn - Trưởng phòng Tuyên huấn - Uỷ viên
- Đại tá Nguyễn Văn Toàn - Tổng biên tập Báo HQ - Uỷ viên;
- Đại tá Nguyễn Mạnh Hà - Trưởng Ban TKLS CTĐ, CTCT - Uỷ viên;
- Đại úy Phạm Ngọc Hùng - Trưởng ban Công đoàn - Uỷ viên;
- Thiếu tá Trần Thị Bích Phương - Trưởng ban Phụ nữ - Uỷ viên;
- Trung tá CN Phạm Tiến Dũng - Trưởng ban Tài chính CCT - Uỷ viên.
2. Thành lập Ban Giám khảo, Thư ký Cuộc thi
- Đồng chí Trưởng phòng KHTH - Trưởng ban;
- Đồng chí Trưởng Ban Thanh niên - Phó trưởng ban;
- Đồng chí Phó trưởng Phòng Tuyên huấn - Ủy viên;
- Đồng chí Trưởng Ban Tổng kết lịch sử CTĐ, CTCT - Uỷ viên;
- Đồng chí Trưởng Ban Công đoàn - Uỷ viên;
- Đồng chí Trưởng Ban Phụ nữ - Uỷ viên;
- Đồng chí Trợ lý Ban Thanh niên, Công đoàn, Phụ nữ - Thư ký.
3. Phân công tổ chức thực hiện
a) Ban tổ chức cuộc thi
Chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng Cục Chính trị và Ban tổ chức các hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày thành lập về nội dung và kết qủa cuộc thi tìm hiểu. Đánh giá, nhận xét, đề nghị trao giải thưởng cho các tập thể và cá nhân đạt giải.
b) Các cơ quan của Cục Chính trị
- Phòng KHTH: Phối hợp triển khai cuộc thi và công tác tổng kết trao giải thưởng.
- Ban Thanh niên: Giúp Ban tổ chức triển khai hướng dẫn, xây dựng quy chế cuộc thi; theo dõi và tổng hợp kết quả tham gia cuộc thi. Chuẩn bị báo cáo tổng kết và các nội dung phục vụ công tác tổng kết trao giải thưởng.
- Ban Tổng kết lịch sử CTĐ, CTCT: Giúp Ban tổ chức soạn thảo đáp án và cung cấp các tư liệu cho cuộc thi.
- Ban Công đoàn, Ban Phụ nữ: Phối hợp triển khai các nội dung cuộc thi theo chỉ đạo của Ban tổ chức.
- Báo Hải quân Việt Nam: Tổ chức tuyên truyền về cuộc thi, đăng tải các tư liệu, hình ảnh liên quan đến cuộc thi.
c) Các cơ quan, đơn vị trong Cục Chính trị
Cấp uỷ, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong Cục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, gắn cuộc thi với các hoạt động thi đua trong đơn vị; bảo đảm 100% cán bộ, chiến sỹ, QNCN, công nhân và VCQP trong Cục tham gia với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Chú trọng công tác tuyên truyền cuộc thi, tạo thành một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng và không khí vui tươi, phấn khởi ở cơ sở.
d) Các đơn vị trong Quân chủng
- Hướng dẫn, triển khai 100% cán bộ chính trị trong toàn Quân chủng tham gia cuộc thi với tinh thần trách nhiệm cao nhất;
- Quan tâm vận động các đối tượng khác trong và ngoài đơn vị tham gia cuộc thi.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955-2015);
- Lịch sử Đảng bộ Cục Chính trị Hải quân (1959-2016);
- Lịch sử Cục Chính trị Hải quân (1959-2009);
- Đề cương tuyên truyền 55 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Cục Chính trị Hải quân.
Cuộc thi tìm hiểu truyền thống “60 năm Cục Chính trị Hải quân Anh hùng” là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, một trong những hoạt động trọng tâm hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Cục Chính trị Hải quân. Đề nghị các cơ quan, đơn vị trong Cục triển khai thực hiện nghiêm túc; các đơn vị trong Quân chủng quan tâm phối hợp và triển khai thực hiện.
ĐÁP ÁN
Thi tìm hiểu truyền thống 60 năm Cục Chính trị Hải quân
(24-1-1959 – 24-1-2019)
Câu hỏi 1: Đồng chí cho biết ngày, tháng, năm thành lập và tên gọi tiền thân của Cục Chính trị Hải quân? Ai là Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân đầu tiên?
Trả lời:
Ngày 24-1-1959 Bộ Quốc phòng-Tổng Tư lệnh ra nghị định số 322/NĐA thành lập Cục Hải quân trực thuộc Bộ Tổng tham mưu và qui định biên chế cơ quan Cục Hải Quân có 5 phòng trong đó có Phòng Chính trị.
Ngày 24-1-1959 được xác định là ngày thành lập Phòng Chính trị Cục Hải Quân, tiền thân của Cục Chính trị Hải quân ngày nay.
Căn cứ vào quyết định số 322/NĐA ngày 24-1-1959 của Bộ quốc phòng và yêu cầu nhiệm vụ CTĐ, CTCT Đảng uỷ Cục Chính trị Hải quân xác định tổ chức, biên chế của Phòng Chính trị gồm 6 ban và 26 đồng chí.
Đồng chí Nguyễn Hằng là Chủ nhiệm Chính trị, đồng chí Trần Văn Giang là Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân đầu tiên.
Câu hỏi 2: Từ ngày thành lập đến nay, Đảng bộ Cục Chính trị đã qua bao nhiêu kỳ đại hội ? Đại hội Đảng bộ gần nhất vào ngày, tháng, năm nào? có bao nhiêu đại biểu đại diện cho bao nhiêu tổ chức Đảng dự đại hội? Đại hội bầu Ban chấp hành đảng bộ gồm mấy đồng chí? đồng chí nào được bầu làm bí thư, Phó bí thư Đảng ủy Cục?.
Trả lời:
Từ ngày thành lập đến nay, Đảng bộ Cục Chính trị đã qua 13 kỳ đại hội. Đại hội đại biểu Cục Chính trị gần nhất (Lần thứ XIII), nhiệm kỳ 2015-2020 diễn ra trong hai ngày 8 và 9-6-2015 tại Hội trường Bộ Tư lệnh Hải quân.
Tham dự đại hội có tổng số 87 đại biểu, đại diện cho 290 đảng viên của 23 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc trong toàn Đảng bộ Cục.
Đại hội bầu BCH Đảng bộ Cục Chính trị nhiệm kỳ 2015-2020 gồm: 15 đồng chí; Đồng chí Nguyễn Phong Cảnh, Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân được bầu làm Bí thư Đảng uỷ Cục, Đồng chí Đặng Minh Hải, Chủ nhiệm Chính trị Hải quân được bầu làm Phó Bí thư Đảng uỷ.
Câu hỏi 3: Đồng chí cho biết Thủ trưởng Cục Chính trị Hải quân qua các thời kỳ ? (Họ và tên, cấp bậc, thời gian giữ chức vụ)
Trả lời:
- Đ/c Nguyễn Hằng Chủ nhiệm Cục Chính trị Hải quân: 1959-1961
- Đ/c Trần Văn Giang - Phó Chủ nhiệm Cục Chính trị Hải quân: 1959-1967.
- Đ/c Hoàng Trà - Chủ nhiệm Chính trị Cục Hải quân: 1961-1964; CNCTHQ kiên quân khu Đông bắc 1967-1969.
- Đ/c Nguyễn Xuân Trà - Phó Chủ nhiệm Cục Hải quân: 1963-1964. Chủ nhiệm Chính trị Hải quân: 1964-1967.
- Đ/c Võ Huy Phúc - Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân: 1966-1967; và 1970; Phó CNCTHQ kiêm quân khu Đông bắc 1967-1970; Chủ nhiệm chính trị Hải quân: 1971-1974.
- Đ/c Đặng Văn - Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân kiêm Quân khu Đông Bắc: 1967-1970.
- Đ/c Lê Chính - Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân kiêm Quân khu Đông Bắc: 1967-1970.
- Đ/c Phan Huy Thứ - Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân: 1970-1971. Chủ nhiệm Chính trị Hải quân: 1971-1979.
- Đ/c Nguyễn Lập - Chủ nhiệm Chính trị Hải quân kiêm quân khu Đông bắc: 1969-1970; Chủ nhiệm Chính trị: 1970.
- Đ/c Lê Văn Xuân - Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân: 1974-1979. Chủ nhiệm Chính trị Hải quân: 1980-1987.
- Đ/c Lê Nguyên Tham- Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân: 1970-1975
- Đ/c Trịnh Tuần - Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân: 1978-1987. Chủ nhiệm chính trị Hải quân: 1987-1989.
- Đ/c Nguyễn Xuân Đoá - Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân: 1978-1981.
- Đ/c Lê Thuỷ - Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân: 1981-1984.
- Đ/c Võ Trình - Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân: 1980-1990.
- Đ/c Trần Khoái - Phó chủ nhiệm Chính trị Hải quân: 1988-1989. Chủ nhiệm Chính trị Hải quân: 1989-1993.
- Đ/c Nguyễn Huy Thăng - Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân: 1991-1993. Chủ nhiệm Chính trị Hải quân: 1993-2000.
- Đ/c Nguyễn Xuân Thanh – Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân: 1991-1998
- Đ/c Trần Thanh Huyền - Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân từ tháng 1-2000 đến tháng 6-2000. Chủ nhiệm Chính trị Hải quân từ tháng 7-2000 đến tháng 2-2007.
- Đ/c Trịnh Khánh Tuyền - Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân: từ năm 1994 đến cuối năm 2003.
- Đ/c Nguyễn Cộng Hoà - Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân từ tháng 12-1998 đến tháng 1-2007, Chủ nhiệm Chính trị từ tháng 2-2007 đến tháng 11-2007.
- Đ/c Phạm Ngọc Chấn - Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân từ tháng 1-2004 đến tháng 4-2008. Chủ nhiệm Chính trị Hải quân từ tháng 5-2008 đến tháng 6-2012.
- Đ/c Đinh Gia Thật - Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân từ tháng 2-2007 đến tháng 8-2011.
- Đ/c Nguyễn Văn Tương - Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân từ tháng 5-2008 đến tháng 11-2011.
- Đ/c Đặng Minh Hải - Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân từ tháng 4-2011 đến tháng 5-2012. Chủ nhiệm Chính trị Hải quân từ tháng 6-2012 đến tháng 6-2015.
- Đ/c Nguyễn Ngọc Tương - Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân từ tháng 1-2012 đến tháng 8-2012.
- Đ/c Bùi Sỹ Trinh - Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân từ tháng 12-2011 đến tháng 3-2014.
- Đ/c Nguyễn Phong Cảnh - Phó Chủ nhiệm Chính trị từ tháng 6-2013 đến tháng 2-2016.
- Đ/c Phạm Văn Sơn - Phó Chủ nhiệm Chính trị từ 2-2013 đến nay.
- Đ/c Mai Trọng Định - Phó Chủ nhiệm Chính trị từ 4-2014 đến 11-2015.
- Đ/c Nguyễn Tiến Dũng - Phó Chủ nhiệm Chính trị từ 2-2016 đến 2-2017.
- Đ/c Nguyễn Túy - Phó Chủ nhiệm Chính trị từ 3-2016 đến 3-2017.
- Đ/c Phạm Văn Vững - Chủ nhiệm Chính trị từ 6-2015 đến nay.
- Đ/c Đoàn Văn Chiều - Phó Chủ nhiệm Chính trị từ 3-2017 đến nay.
- Đ/c Phạm Văn Luyện - Phó Chủ nhiệm Chính trị từ 8-2018 đến nay.
Câu hỏi 4: Nêu và phân tích ý nghĩa, truyền thống của Cục Chính trị Hải quân ?
Trả lời:
Trong lịch sử 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Cục Chính trị Hải quân, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên chức quốc phòng đã nỗ lực phấn đấu, hy sinh, lập nhiều thành tích to lớn, xây dựng nên truyền thống vẻ vang : “Trung thành kiên định; Đoàn kết, gương mẫu; Chủ động, sáng tạo; Hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
Trung thành kiên định: Là nét truyền thống đặc trưng, quan trọng, là thang giá trị cao nhất của cán bộ, chiến sỹ QNCN, CNVQP trong Cục Chính trị; thể hiện bản lĩnh chính trị và phẩm chất cao đẹp được kết tinh trong trí tuệ, trong nhận thức và hành động của mỗi người.
Trong mọi điều kiện hoàn cảnh lịch sử dù phải đương đầu với bao khó khăn thử thách, trước những hiểm nguy có thể phải hy sinh tính mạng; trước những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, hay trước những cám dỗ của tiêu cực xã hội mà đang hàng này, hàng giờ tác động. Song cán bộ, chiến sỹ, QNCN, CNVQP trong Cục vẫn tỏ rõ bản lĩnh chính trị và lập trường quan điểm giai cấp công nhân vững vàng; tuyệt đối trung thành với Đảng, với Nhà nước và nhân dân, trung thành với công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XCHCN; kiên định với mục tiêu con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Tích cực, chủ động, nhanh nhạy, kịp thời tham mưu đề xuất trúng, đúng cho TVĐU, BTL QC về hoạt động CTĐ, CTCT, góp phần xây dựng Quân chủng vững mạnh về chính trị, phòng chống có hiệu quả và làm thất bại âm mưu chiến lược "DBHB", của các thế lực thù địch, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, giữ vững trận địa chính trị tư tưởng của Đảng trong Quân chủng. Kiên quyết, kiên trì trong thực hiện nhiệm vụ, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Đoàn kết, gương mẫu: Đây là một truyền thống tiêu biểu được xây dựng qua nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ. Từ buổi đầu thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam, cơ quan chính trị chưa được tổ chức, chỉ có một số ít cán bộ chính trị trực thuộc Thủ trưởng Cục Phòng thủ bờ bể, công việc nhiều, một người phải kiêm nhiệm nhiều việc, song nhờ có đoàn kết một lòng, trên dưới thống nhất mà hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Trải qua năm tháng, lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn, trong điều kiện hoà bình hay chiến tranh, nhờ đồng tâm, nhất trí, trăm người như một mà đã vượt qua khó khăn, thử thách, gian nguy, lập nhiều chiến công chói lọi, thành tích vẻ vang.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bộ phận cán bộ của Cục sơ tán, các điều kiện phục vụ cho công tác, sinh hoạt thiếu thốn, song nhờ đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau nên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Những cán bộ khi đi công tác không có phương tiện, anh em trong Cục sẵn sàng cho mượn xe đạp, xe máy mà không hề tính toán thiệt hơn. Có gia đình cán bộ không đủ gạo ăn, anh em đã góp số tem gạo không dùng đến để ủng hộ, góp phần giảm bớt khó khăn cho hậu phương gia đình cán bộ.
Trong nhiệm vụ quốc tế, tổ công tác của Cục trên đất Cam-pu-chia vào những năm tháng tình hình của bạn hết sức đen tối, gặp trăm bề khó khăn, nguy hiểm vì sự rình rập của kẻ thù, song các đồng chí cùng nhau bàn bạc, chung sức, chung lòng, động viên và giúp nhau trong công tác, làm việc và sinh hoạt nên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị quân tình nguyện Hải quân Việt Nam tiến hành CTĐ, CTCT trong hoạt động quân sự trên đất bạn, giúp bạn xây dựng lực lượng Hải quân Cam-pu-chia, xây dựng cơ sở chính trị ở phum, sóc, bản, làng, các đồng chí được bạn hết lòng ca ngợi, được Đảng và Nhà nước ta tặng thưởng Huân chương Chiến công.
Trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa thời điểm năm 1988, lực lượng của Cục phân tán, rải ra trên khắp các đơn vị phía Bắc, phía Nam và tập trung cho nhiệm vụ CQ, nhưng nhờ có đoàn kết, hiệp tâm, hiệp sức, hiệp lòng Cục đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị làm tham mưu cho Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh Quân chủng lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện CTĐ, CTCT trong CQ88, CQ89, BM... và những nhiệm vụ đột xuất khác của Quân chủng trong thời điểm nóng bỏng, nhạy cảm trước vận mệnh của Tổ quốc, của nhân dân.
Trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền thời kỳ mới cán bộ, chiến sỹ, nhân viên trong Cục luôn luôn đoàn kết, gắn bó chặt chẽ; gương mẫu vựơt qua khó khăn, bám sát cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn, hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Gương mẫu là một truyền thống tốt đẹp, được thể hiện sinh động trong suốt chiều dài xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Cục. Trong suy nghĩ và trong hành động của mọi cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ, , QNCN, CNVQP , đảng viên, đoàn viên luôn ý thức mình là một thành viên của Cục Chính trị. Phải sống, lao động, học tập, công tác thế nào cho xứng đáng với vị trí được phân công và vị trí của Cục Chính trị trong nhận thức của mọi cán bộ, chiến sĩ ở các cấp, các ngành, các cơ quan và đơn vị toàn Quân chủng. Trong công việc là người đi đầu, xung kích, không quản ngại việc khó, việc dễ, lời nói đi đôi với việc làm, đặt nhiệm vụ lên trên hết thảy mọi toan tính cá nhân. Trong cuộc sống là người khiêm nhường, nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn, biết tự mình vượt qua khó khăn, thiếu thốn, không suy bì hơn thiệt, gần gũi chan hoà với mọi người, kính già, yêu trẻ, tôn trọng phụ nữ. Trong trách nhiệm công dân là người gương mẫu chấp hành mọi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân với Tổ quốc. Trong quan hệ xã hội là người trong sáng, nhất mực thuỷ chung với đồng chí, đồng đội anh em, bạn bè, cấp trên, cấp dưới, được mọi người yêu mến, kính trọng.
Chủ động, sáng tạo: Đây là truyền thống đặc sắc được khảo nghiệm qua thực tiễn, được minh chứng trong công việc suốt 60 năm qua. Tình hình thế giới, khu vực, trong nước, trên biển diễn biến phức tạp, căng thẳng; nhiệm vụ của Quân đội, Quân chủng và nhiệm vụ của Cục khẩn trương. Nhất là trong thời điểm khó khăn, đầy gian nan, thử thách nhờ có chủ động, sáng tạo trong nhận thức và trong việc làm mà Cục đã hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao và nhiệm vụ xây dựng nội bộ Cục. Trong việc làm đã chủ động đi trước, đón đầu, dự báo, chỉ đạo, hướng dẫn, xây dựng kế hoạch trước, trong và sau sự việc, ngăn ngừa, phòng ngừa không để những việc đáng tiếc xảy ra. Sáng tạo trong cách làm, kiên quyết đổi mới, không đi theo đường mòn lối cũ, tìm mọi biện pháp, bằng con đường ngắn nhất, nhanh nhất đi đến kết quả. Chính có chủ động, sáng tạo Cục đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ làm tham mưu cho Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh Quân chủng tiến hành CTĐ, CTCT, xây dựng Đảng bộ Cục TSVM, Cục VMTD, các tổ chức quần chúng vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hoàn thành tốt nhiệm vụ: Đây là truyền thống tiêu biểu nhất trong suốt chặng đường 60 năm qua. Trong chiều sâu suy nghĩ và trong từng việc làm cụ thể, cán bộ, chiến sĩ luôn tâm niệm lấy mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ đặt lên hàng đầu. Coi đó là thước đo của trình độ nhận thức và phẩm chất chính trị. Đi đâu và làm gì, mọi cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên đều thống nhất lấy công việc làm trọng, dù khó khăn, gian khổ đến mấy cũng vươn lên hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Trong khói lửa của chiến tranh, cán bộ, nhân viên của Cục vượt qua mưa bom, bão đạn của kẻ thù xuống từng phân đội, đại đội, con tàu nắm tình hình, giải quyết những vường mắc, những vấn đề nảy sinh sau cuộc chiến. Được phân công đi chiến trường, gạt bỏ mọi suy nghĩ riêng tư, vác ba lô theo các đoàn quân giải phóng và đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu, lập nhiều chiến công chói lọi. Đồng chí Hiến, đồng chí Chỉnh nguyên là cán bộ của Cục được tham gia đoàn quân tình nguyện đi giải phóng Cam-pu-chia, đã động viên, an ủi vợ con, gia đình, sắp xếp công việc cơ quan, đơn vị kịp theo bước chân các chiến sĩ tình nguyện. Trên chiến trường nước Bạn, các anh đã bám sát chiến hào, vừa làm việc, vừa chiến đấu và đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp hồi sinh của đất nước Chùa Tháp. Sự hy sinh anh dũng của các anh đã tô thắm truyền thống vẻ vang, rất đỗi tự hào của Cục Chính trị Hải quân.
Hoàn thành tốt nhiệm vụ là chỉ tiêu phấn đấu hàng ngày, hàng tháng, hàng năm của từng tập thể, cá nhân; là mệnh lệnh không lời xuất phát từ trái tim, trở thành thói quen, nếp nghĩ, việc làm thường xuyên của mỗi cán bộ, chiến sỹ, QNCN, CNVQP của Cục Chính trị;
Hiện nay, nhiệm vụ Quân đội, Quân chủng rất nặng nề, cán bộ, chiến sĩ, QNCN, CNVQP của Cục luôn bám sát cơ sở, bám sát thực tiễn đề xuất các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và trực tiếp triển khai tổ chức các hoạt động CTĐ, CTCT trong phạm vi Quân chủng và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhiều đồng chí được nhận những phần thưởng cao quý.
Câu hỏi 5: Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Cục Chính trị Hải quân đã được tặng thưởng những danh hiệu, phần thưởng cao quý nào? (Hình thức, ngày, tháng, năm).
Trả lời: Trong 60 năm xây dựng và trưởng thành, Cục chính trị Hải quân đã được tặng:
1 Huân chương Quân công hạng Nhì nhân dịp Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Quân đội (22-12-1944-22-12-1984) theo Quyết định số 580/KT-HĐNN7 ngày 10-12-1984;
- 1 Huân chương Chiến công hạng Nhì Về thành tích phục vụ chiến đấu giai đoạn 1978-1983 theo Lệnh số 313/KT-HĐNN7 ngày 4-3-1983;
- 1 Huân chương Chiến công hạng Ba của Chủ tịch Nước Về thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Quân đội nhân dân từ năm 2000 đến năm 2004, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và Bảo vệ Tổ quốc theo Quyết định số 1020/2005 QĐCTN ngày 12-9-2005.
- 1 Huân chương Lao động hạng Ba Về thành tích xuất sắc trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chỉ thị 135 CT/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác Thi đua, Khen thưởng trong giai đoạn mới theo Quyết định số 218/ QQĐ-CTN ngày 21-3-2005.\
- 1 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì của Chủ tịch Nước Về thành tích xuất sắc trong huấn luyện, phục vụ chiến đấu, xây dựng lực lượng Quân đội nhân dân, củng cố quốc phòng từ năm 2002 đến 2007 theo Quyết định số 880/QĐ-CTN ngày 9-7-2007.
- 1 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất của Chủ tịch Nước Về thành tích xuất sắc trong huấn luyện, phục vụ chiến đấu, xây dựng lực lượng Quân đội nhân dân, củng cố quốc phòng từ năm 2008 đến 2012 theo Quyết định số 116/QĐ-CTN ngày 27-6-2013.
Đặc biệt năm 2014 được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo Quyết định số 3329/QĐ/CTN ngày 16-12-2014 của Chủ tịch nước.
Câu hỏi 6: Đồng chí trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về Cục Chính trị nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập (Bài viết không quá 1.000 từ, có thể sử dụng nhiều thể loại khác nhau để trình bày).
Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về bhqdt@baohaiquanvietnam.vn
- MB trợ lực khách hàng, tăng tốc kinh doanh cuối năm với gói vay chỉ từ 5,5%/năm - ( 30-11-24 03:00 )
- Bắc Bộ sẽ đón đợt không khí lạnh tăng cường, trời trở rét từ ngày 5/12 - ( 02-12-24 03:00 )
- Quy định mới về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới tham gia giao thông - ( 01-12-24 10:00 )
- Thủ tướng Chính phủ đồng ý nghỉ 9 ngày liên tục trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 - ( 27-11-24 02:00 )
- Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe từ ngày 1/1/2025 - ( 24-11-24 09:00 )