Hiệp định hợp tác khu vực về chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu, thuyền tại châu Á

Các Bên ký kết Hiệp định này.

Lo ngại về sự gia tăng các vụ cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền tại châu Á.

Lưu ý tới tính chấp thức tạp của vấn đề cướp biển có vũ trang chống lại tàu thuyền.

Thừa nhận tầm quan trọng của sự an toàn đối với tàu, bao gồm cả thủy thủ đoạn, khi thực hiện các quyền đi lại được quy định trong Công ước của Liên hợp quốc tế về Luật biển ngày 10 tháng 12 năm 1982, sau đây gọi là “ Công ước Luật biển ”.

Khẳng định lại trách nhiệm của các quốc gia phải hợp tác để ngăn ngừa và trấn áp cướp biển theo quy định của Công ước Luật biển.

Nhắc lại “ Lời kêu gọi Tôkyô ” tháng 03 năm 2000, “ Các thách thức trong việc chống cướp biển tại châu Á ” tháng 04 năm 2000 và “ Chương trình hành động mẫu Tôkyô ” tháng 04 năm 2000.

Lưu ý tới các nghị quyết liên quan do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua, cũng như các nghị quyết và khuyến nghị liên quan của Tổ chức Hàng hải quốc tế.

Ý thức được tầm quan trọng của hợp tác quốc tế cũng như nhu cầu cấp thiết tăng cường hợp tác và điều phối khu vực giữa các quốc gia bị ảnh hưởng trong khu vực châu Á để ngăn ngừa và trấn áp một cách có hiệu quả nạn cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền.

Tin rằng việc chia sẻ thông tin và xây dựng năng lực giữa các Bên ký kết sẽ đóng góp to lớn cho việc ngăn ngừa và trấn áp cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền tại châu Á.

Khẳng định rằng, nhằm bảo đảm Hiệp định này có hiệu quả cao hơn, mỗi Bên ký kết cần phải tăng cường các biện pháp của mình để ngăn ngừa và trấn áp cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền.

Quyết tâm thúc đẩy hơn nữa và nâng cao hiệu quả hợp tác khu vực.

Đã thoả thuận như sau:

Phần I: Giới thiệu
Điều 1: Các định nghĩa

          1. Trong Hiệp định này, “ cướp biển ” có nghĩa là bất kỳ một trong các hành vi sau đây:
          a. Bất kỳ hành vi bạo lực hoặc bắt giữ trái phép hoặc bất kỳ sự cướp phá nào do thuyền viên hoặc hành khách trên tàu hoặc phương tiện bay tư nhân gây ra vì những mục đích riêng tư và nhằm:
           Chống lại tàu khác hoặc chống lại người hoặc của cải trên tàu đó trên biển cả.

           Chống lại tàu, người hoặc của cải tại một địa điểm không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào.

          b. Bất kỳ hành vi nào có tính chất tự nguyện tham gia vào việc điều khiển tàu hoặc phương tiện bay mặc dù biết rằng việc này sẽ làm cho tàu hoặc phương tiện bay đó trở thành phương tiện cướp biển.

          c. Bất kỳ hành vi nào xúi giục hoặc cố ý tạo thuận lợi cho các hành vi được nêu tại điểm ( a ) hoặc ( b ).

          2. Trong Hiệp định này, thuật ngữ “ Cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền ” có nghĩa là một trong các hành vi sau đây:

          a. Bất kỳ hành vi bạo lực hoặc bắt giữ trái phép hoặc bất kỳ hành vi cướp phá nào được thực hiện vì mục đích cá nhân và nhằm chống lại tàu hoặc người hoặc tài sản trên tàu đó tại địa điểm mà một Bên ký kết có quyền tài phán đối với hành vi đó.

          b. Bất kỳ hành vi nào có tính chất tự nguyện tham gia vào việc điều khiển tàu với nhận thức rằng việc này sẽ làm chiếc tàu đó trở thành tàu cướp có vũ trang chống lại các tàu khác

          c. Bất kỳ hành vi nào xúi giục hoặc cố ý tạo thuận lợi cho các hành vi được nêu tại điểm ( a ) hoặc ( b ).

Điều 2: Các quy định chung

          1. Căn cứ vào pháp luật và các quy định quốc gia và phù hợp với khả năng hoặc nguồn lực hiện có của mình, các Bên ký kết sẽ thực hiện Hiệp định này trong phạm vi khả năng cao nhất có thể được, kể cả ngăn ngừa và trấn áp cướp biển có vũ trang chống lại tàu thuyền.

          2. Không quy định nào trong Hiệp định này ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ của bất kỳ Bên ký kết nào theo các thoả thuận quốc tế mà Bên ký kết đó là thành viên, kể cả Công ước Luật biển, và theo các quy tắc có liên quan của pháp luật quốc tế.

          3. Không quy định nào của Hiệp định này ảnh hưởng đến quyền miễn trừ của tàu chiến và các tàu khác của chính phủ được sử dụng cho mục đích phi thương mại.

          4. Không quy định nào của Hiệp định này cũng như không một hành vi hoặc hành động nào được thực hiện theo Hiệp định này được làm phương hại đến lập trường của bất kỳ Bên ký kết nào đối với bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến chủ quyền lãnh thổ hoặc bất kỳ vấn đề nào liên quan đến luật biển.

          5. Không quy định nào trong Hiệp định này cho phép một Bên ký kết được thực hiện trong lãnh thổ của Bên ký kết khác quyền tài phán hoặc các chức năng chỉ dành riên cho các nhà chức trách của Bên ký kết khác đó theo pháp luật của Bên ký kết khác đó.

          6. Khi áp dụng Khoản 1 của Điều 1, mỗi Bên ký kết phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định liên quan của Công ước Luật biển mà không làm phương hại tới các quyền của các Bên thứ ba.

Điều 3: Các nghĩa vụ chung

         1. Phù hợp với pháp luật và các quy định quốc gia cũng như các quy tắc hiện hành có thể áp dụng của pháp luật quốc tế, mỗi Bên ký kết sẽ nỗ lực thực hiện các biện pháp có hiệu quả để:
          a. Ngăn ngừa và trừng trị cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền.

          b. Bắt giữ những kẻ cướp biển và những người đã thực hiện cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền

          c. Bắt giữ tàu hoặc phương tiện bay được sử dụng cho việc thực hiện cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền, bắt giữ tàu bị chiếm đoạt và khống chế bởi những kẻ cướp biển hoặc người đã thực hiện cướp có vũ trang và thu giữ tài sản trên những chiếc tàu đó.

         d. Cứu cá tàu bị nạn và nạn nhân của cướp biển hoặc cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền.

         2. Không quy định nào của Điều này ngăn cản mỗi Bên ký kết tiến hành các biện pháp khác ngoài các biện pháp quy định tại các điểm từ điểm ( a ) đến điểm ( d ) nêu trên trong lãnh thổ đất liền của Bên ký kết đó.

Phần II: Trung tâm chia sẻ thông tin
Điều 4: Cơ cấu

         1. Hiệp định này thiết lập một Trung tâm chia sẻ thông tin ( sau đây gọi là “ Trung tâm ” ) để thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa các Bên ký kết trong việc ngăn ngừa và trừng trị cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền.

          2. Trung tâm đặt trụ sở tại Xinh-ga-po

          3. Trung tâm bao gồm Hội đồng điều hành và Ban thư ký.

          4. Hội đồng điều hành bao gồm một đại diện của mỗi Bên ký kết. Hội đồng điều hành sẽ hợp ít nhất mỗi năm một lần tại Xinh-ga-po, trừ khi Hội đồng điều hành quyết định khác.

          5. Hội đồng điều hành hoạch định chính sách về tất cả các vấn đề của Trung tâm và sẽ thông qua các quy tắc về thủ tục của Hội đồng, kể cả về phương thức lựa chọn Chủ tịch Hội đồng.

          6. Hội đồng điều hành sẽ đưa ra quyết định trên cơ sở đồng thuận.

          7. Ban thư ký sẽ do một Giám đốc điều hành đứng đầu, người này sẽ được trợ giúp bởi các nhân viên. Giám đốc điều hành do Hội đồng điều hành lựa chọn.

          8. Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm về các vấn đề hành chính, hoạt động và tài chính của Trung tâm theo các chính sách do Hội đồng điều hành xác định và theo các quy định của Hiệp định này, cũng như về các vấn đề khác theo quyết định của Hội đồng điều hành.

          9. Giám đốc điều hành đại diện cho Trung tâm. Giám đốc điều hành sẽ xây dựng các quy tắc và thể lệ của Ban thư ký với điều kiện được Hội đồng điều hành phê duyệt.

Điều 5: Thoả thuận về trụ sở

          1. Với tư các là một tổ chức quốc tế có các thành viên là các Bên ký kết của Hiệp định này. Trung tâm có năng lực pháp lý và các quyền ưu đãi, miễm trừ cần thiết tại quốc gia đặt trụ sở Trung tâm để hoàn thành các chức năng của mình.

          2. Giám đốc điều hành và các nhân viên của Ban thư ký sẽ được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ cần thiết tại quốc gia đặt trụ sở Trung tâm để hoàn thành các chức năng của mình.

          3. Trung tâm sẽ ký kết một thoả thuận với quốc gia đặt trụ sở Trung tâm về các vấn đề bao gồm nội dung được nêu tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này.

Điều 6: Tài chính

          1. Các chi phí của Trung tâm, được quy định trong ngân sách do Hội đồng điều hành quyết định, sẽ được cung cấp từ các nguồn sau:

            a. Sự hỗ trợ và cung cấp tài chính của quốc gia đặt trụ sở Trung tâm.

            b. Đóng góp tự nguyện của các Bên ký kết.

           c. Đóng góp tự nguyện của các tổ chức quốc tế và các thực thể khác, phù hợp với các tiêu chuẩn liên quan mà Hội đồng điều hành thông qua.

           d. Bất cứ khoản đóng góp nào khác được Hội đồng điều hành chấp thuận.

           2. Các vấn đề về tài chính của Trung tâm sẽ được điều chỉnh bởi Thể lệ Tài chính do Hội đồng điều hành thông qua.

           3. Tài khoản của Trung tâm sẽ được kiểm toán định kỳ hàng năm bởi một công ty kiểm toán độc lập do Hội đồng điều hành chỉ định. Bản báo cáo kiểm toán sẽ được đệ trình lên Hội đồng điều hành và sẽ được công bố công khai, phù hợp với quy định của Thể lệ tài chính.

Điều 7: Chức năng

          Trung tâm có các chức năng sau:

          a. Quản lý và duy trì việc lưu chuyển nhanh chóng các thông tin liên quan đến các vụ cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền giữa các Bên ký kết.

          b. Thu thập, đối chiếu và phân tích các thông tin do các Bên ký kết chuyển tới liên quan đến cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền, kể cả các thông tin liên quan khác, nếu có, về các cá nhân và các nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia thực hiện các hành vi cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền.

          c. Chuẩn bị các bản thống kê và báo cáo trên cơ sở các thông tin được thu thập và xử lý theo khoản ( b ) và chuyển các bản thống kê và báo cáo này cho các Bên ký kết.

          d. Cung cấp các cảnh báo phù hợp, vào bất cứ khi nào có thể, cho các Bên ký kết nếu có cơ sở hợp lý để tin rằng nguy cơ về cướp biển hoặc cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền là hiện hữu.
          e. Lưu chuyển các yêu cầu được nêu tại Điều 10 và các thông tin liên quan đến các biện pháp được thực hiện nêu tại Điều 11 giữa các Bên ký kết.

          f. Chuẩn bị các phân tích và báo cáo không mật trên cơ sở của các thông tin được thu thập và phân tích theo khoản ( b ) và chuyển các bản thống kê và báo cáo này cho giới vận tải biển và Tổ chức hàng hải quốc tế.

         g. Thực hiện các chức năng khác được Hội đồng Điều hành chấp thuận nhằm ngăn ngừa và trừng trị cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền.

Điều 8: Hoạt động

           1. Hoạt động thường nhật của Trung tâm do Ban thư ký đảm nhiệm.

          2. Khi thực hiện các chức năng của mình, Trung tâm phải tôn trọng tính bảo mật của các thông tin do mỗi Bên ký kết cung cấp và không được tiết lộ hoặc phát tán các thông tin đó trừ khi có sự đồng ý trước của Bên ký kết

          3. Trung tâm hoạt động theo một phương thức hiệu qủa và minh bạch theo đúng các chính sách được Hội đồng điều hành thông qua và tránh sự trùng lặp các hoạt động hiện có giữa các Bên ký kết.

Phần III: Hợp tác thông qua Trung tâm chia sẻ thông tin
Điều 9: Chia sẻ thông tin

          1. Mỗi Bên ký kết sẽ cử một cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm thông tin với Trung tâm và sẽ tuyên bố về việc chỉ định cơ quan đầu mối của mình tại thời điểm ký, hoặc lưu chiểu văn kiện thông báo theo quy định của Điều 18.

          2. Mỗi Bên ký kết, theo yêu cầu của Trung tâm, phải tôn trọng tính bảo mật của thông tin nhận được từ Trung tâm.

          3. Mỗi Bên ký kết phải đảm bảo việc thông tin hiệu quả và thông suốt giữa cơ quan đầu mối được chỉ định và các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó kể cả các trung tâm điều phối cứu nạn cũng như các tổ chức phi chính phủ liên quan.

          4. Mỗi Bên ký kết sẽ nỗ lực yêu cầu các tàu, chủ tàu hoặc người khai thác tàu của mình nhanh chóng thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền liên quan, bao gồm cả cơ quan đầu mối của Bên ký kết đó, và Trung tâm khi thích hợp, về các vụ cướp biển hoặc cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền.

          5. Bất kỳ Bên ký kết nào nhận được hoặc có được thông tin về một nguy cơ cao xảy ra cướp biển hoặc cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền sẽ thông báo ngay thông tin liên quan đó tới Trung tâm thông qua cơ quan đầu mối được chỉ định của mình.

          6. Trong trường hợp một Bên ký kết nhận được cảnh báo từ Trung tâm về một nguy cơ cao xảy ra cướp biển hoặc cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền theo quy định tại điểm (d) Điều 7, Bên ký kết đó sẽ chuyển cảnh báo này tới các tàu liên quan tại khu vực có nguy cơ cao đó.

Điều 10: Yêu cầu hợp tác

          1. Một Bên ký kết có thể thông qua trung tâm hoặc trực tiếp yêu cầu bất kỳ một Bên ký kết nào khác hợp tác trong việc phát hiện bất kỳ một người hoặc tàu hoặc phương tiện bay sau:

          a. Cướp biển:

          b. Người đã thực hiện hành vi cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền.

          c. Tàu hoặc phương tiện bay được sử dụng để cướp biển hoặc cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền và tàu bị chiếm đoạt hoặc bị cướp biển hoặc cướp có vũ trang khống chế.

          d. Tàu nạn nhân hoặc các nạn nhân của cướp biển hoặc cướp có vũ trang chông lại tàu thuyền.

          2. Một Bên ký kết có thể thông qua trung tâm hoặc trực tiếp yêu cầu một Bên ký kết khác tiến hành các biện pháp thích hợp, kể cả tiến hành việc bắt, hoặc tạm giữ, đối với bất kỳ người hoặc tàu nào được nêu tại điểm (a), (b), (c) của khoản 1 Điều này trong phạm vi cho phép của pháp luật và quy định quốc gia cũng như các nguyên tắc hiện hành của pháp luật quốc tế.

          3. Một Bên ký kết cũng có thể thông qua Trung tâm hoặc trực tiếp yêu cầu Bên ký kết khác tiến hành các biện pháp hiệu quản để cứu giúp tàu nạn nhân và các nạn nhân của cướp biển hoặc cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền.

          4. Bên ký kết đã trực tiếp yêu cầu hợp tác theo khoản 1, 2, 3 Điều này sẽ nhanh chóng thông báo cho trung tâm về yêu cầu được đưa ra

         5. Bất kỳ một yêu cầu hợp tác liên quan đến dẫn độ hoặc tương trợ pháp lý về tố tụng hình sự sẽ do một Bên ký kết trực tiếp đưa ra.

Điều 11: Hợp tác của Bên ký kết được yêu cầu

          1. Một Bên ký kết nhận được yêu cầu theo Điều 10 sẽ nỗ lực hết sức để thực hiện các biện pháp hiệu quả và thiết thực để thực hiện yêu cầu này theo đúng khoản 1 Điều 2.

          2. Để thực hiện một yêu cầu, một Bên ký kết nhận được yêu cầu nêu trong Điều 10 có thể tìm kiếm thêm thông tin từ Bên ký kết đã đưa ra yêu cầu.

          3. Một Bên ký kết đã thực hiện các biện pháp nêu tại khoản 1 Điều này sẽ nhanh chóng thông báo cho Trung tâm những thông tin liên quan về biện pháp đã được thực hiện.

Phần IV: Hợp tác
Điều 12: Dẫn độ

        Một Bên ký kết trên cơ sở pháp luật và quy định quốc gia của mình sẽ cố gắng dẫn độ người phạm tội cướp biển hoặc người phạm tội cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền có mặt trên lãnh thổ quốc gia mính đến Bên ký kết có quyền tài phán đối với những người này theo yêu cầu của Bên ký kết đó.

Điều 13: Tương trợ tư pháp

       Theo yêu cầu của một Bên ký kết khác, một Bên ký kết trên cơ sở pháp luật và quy định quốc gia của mình sẽ nỗ lực dành cho Bên ký kết đó tương trợ pháp lý về tố tụng hình sự, kể cả việc cung cấp bằng chứng liên quan đến cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu, thuyền.

Điều 14: Xây dựng năng lực

          1. Để tăng cường năng lực của các Bên ký kết trong việc ngăn ngừa và trấn áp cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền,  mỗi Bên ký kết sẽ cố gắng hợp tác ở mức cao nhất có thể với các quốc gia thành viên khác có yêu cầu hợp tác hoặc hợp tác.

          2. Trung tâm sẽ cố gắng hợp tác ở mức cao nhất có thể trong việc hỗ trợ xây dựng năng lực.

          3. Sự hợp tác xây dựng năng lực như vậy có thể bao gồm hỗ trợ kỹ thuật như các chương trình đào tạo và giảng dạy để chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn tốt.

Điều 15: Các thoả thuận hợp tác khác

           Các Bên ký kết liên quan có thể thống nhất với nhau các thoả thuận hợp tác như diễn tập trung hoặc các hình thức hợp tác thích hợp khác.

Điều 16: Các biện pháp bảo vệ tàu

          Khi thích hợp, mỗi Bên ký kết sẽ khuyến khích các tàu; chủ tàu hoặc người khai thác tàu tiến hành các biện pháp phòng vệ chống cướp biển hoặc cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền, có tính đến các chuẩn mực và thực tiễn quốc tế liên quan, cụ thể là các khuyến nghị được tổ chức hàng hải quốc tế thông qua.

Phần V: Điều khoản cuối cùng

Điều 17: Giải quyết tranh chấp

      Các tranh chấp nảy sinh từ việc giải thích và áp dụng hiệp định này, kể cả các tranh chấp liên quan đến trách nhiệm đối với các mất mát và thiệt hại do một bên yêu cầu đưa ra theo khoản 2 Điều 10 hoặc bất kỳ biện pháp nào thực hiện theo khoản 1 Điều 11 sẽ được giải quyết hoà bình giữa các bên ký kết liên quan thông qua đàm phán theo các nguyên tắc hiện hành của luật pháp quốc tế

Điều 18: Ký kết và thực hiện

          1. Hiệp định này sẽ được mở ký tại cơ quan lưu triều nêu tại khoản 2 dưới đây cho các lớp Cộng hoà nhân dân Bănglađét, Brunây Đarutxalam, Vương quốc Cămpuchia, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà ấn Độ, Cộng hoà Inđônêxia, Nhật Bản, Đại Hàn Dân Quốc, Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, Malaixia, Liên bang Mianma, Cồng hoà Philíppin, Cộng hoà Xinhgapo, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa dân chủ Xrilanca, Vương quốc Thái lan, Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

          2. Chính phủ Xinhgapo là cơ quan lưu chiểu Hiệp định này.

          3. Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 90 kể từ ngày văn kiện thứ 10 thông báo việc hoàn thành các thủ tục trong nước của các quốc gia nêu tại khoản 1 được lưu chiểu. Sau đó Hiệp định sẽ có hiệu lực đối với các quốc gia nêu tại khoản 1 nêu trên 30 ngày sau khi văn kiện thông báo của quốc gia đó được lưu chiểu.

          4. Cơ quan lưu chiểu sẽ thông báo tất cả các quốc gia nêu tại khoản 1 về hiệu lực của Hiệp định theo khoản 3 Điều này.

          5. Sau khi Hiệp định này có hiệu lực, Hiệp định sẽ được mở cho các quốc gia không nêu tại khoản 1 gia nhập. Bất kỳ quốc gia nào muốn gia nhập Hiệp đình này có thể thông báo bằng văn bản cho cơ quan lưu chiểu về ý định của mình, cơ quan lưu chiểu sẽ nhanh chóng thông báo các Bên ký kết về việc nhận được thông báo như vậy. Nếu không có sự phản đối bằng văn bản của một Bên ký kết trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan lưu chiểu, quốc gia đó có thể gửi lưu chiểu văn kiện gia nhập cho cơ quan lưu chiểu và trở thành việc của Hiệp định 60 ngày sau khi văn kiện gia nhập được lưu chiểu.

Điều 19: Sửa đổi

          1. Bất kỳ Bên ký kết nào cũng có thể đề nghị sửa đổi Hiệp định này vào bất kỳ thời điểm nào sau khi Hiệp định có hiệu lực. Mọi sửa đổi Hiệp định sẽ được thông qua trên cơ sở đồng ý của tất cả các Bên ký kết.

          2. Những sửa đổi như vây sẽ có hiệu lực 90 ngày sau khi được tất cả các Bên ký kết chấp thuận. Văn kiện chấp thuật được gửi lưu chiểu cho cơ quan lưu chiểu, cơ quan lưu chiểu sẽ thông báo tất cả các Bên ký kết và lưu chiểu văn kiện phê duyệt.

Điều 20: Rút khỏi Hiệp định

            1. Bất kỳ Bên ký kết nào cũng có thể rút khỏi Hiệp định vào bất kỳ thời điểm nào sau khi Hiệp định có hiệu lực.

            2. Việc rút khỏi Hiệp định sẽ được thông báo bằng cách gửi văn kiện rút khỏi cho cơ quan lưu chiểu.

            3. Việc rút khỏi Hiệp định sẽ có hiệu lực 180 ngày kể từ ngày cơ quan lưu chiểu nhận được văn kiện rút khỏi.

            4. Cơ quan lưu chiểu sẽ nhanh chóng thông báo cho các Bên ký kết về bất kỳ sự rút khỏi nào.

Điều 21: Văn bản xác thực

         Văn bản xác thực của Hiệp định này là văn bản tiếng Anh

Điều 22: Đăng ký

          Hiệp định này sẽ được cơ quan lưu chiểu đăng ký phù hợp với Điều 102 của Hiến chương Liên hiệp quốc.

          Để làm bằng, những người ký tên dưới đây, được ủy quyền hợp thức của Chính phủ nước mình, đã ký Hiệp định này./.

Nguồn do Phòng Bản đồ Hải quân cung cấp

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về bhqdt@baohaiquanvietnam.vn