"Phấn đấu để Hội Nhà báo Việt Nam thực sự là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam"

Đó là phát biểu của đồng chí Võ Văn Thưởng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Hội Nhà báo Việt Nam, nhiệm kỳ 2020-2025.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi lẵng hoa chúc mừng.

Đến dự Đại hội có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Nguyễn Trọng Nghĩa; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cùng lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương và địa phương. Tham dự Đại hội có 474 đại biểu đại diện cho đại diện cho 27.448 hội viên trên cả nước.

"Phấn đấu để Hội Nhà báo Việt Nam thực sự là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam"

Đồng chí Võ Văn Thưởng phát biểu

Phát biểu khai mạc, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh: Đại hội được tổ chức vào thời điểm toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: Đại hội có nhiệm vụ đánh giá, kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X Hội Nhà báo Việt Nam; kiểm điểm đánh giá việc thực hiện những chủ trương, nhiệm vụ về công tác báo chí nêu trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng; 15 năm thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư TƯ Đảng (Khóa IX) về “Nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kỳ mới”, triển khai thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 8-4-2020 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới”. Đại hội sẽ tập trung thảo luận, xây dựng, hoàn thiện Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành, thảo luận sửa đổi, bổ sung và thông qua Điều lệ Hội và các văn kiện quan trọng khác trình Đại hội.

"Phấn đấu để Hội Nhà báo Việt Nam thực sự là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam"

Đồng chí Lê Quốc Minh phát biểu

Đại hội có nhiệm vụ hết sức quan trọng là bầu Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, gồm những nhà báo có phẩm chất và năng lực, có uy tín và điều kiện cũng như tâm huyết, để lãnh đạo các mặt công tác của Hội trong nhiệm kỳ tới.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cũng đề nghị các đại biểu phát huy dân chủ đi đôi với nêu cao tinh thần trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật trong thảo luận, trong bầu cử tại Đại hội; tham gia tích cực, đầy đủ, có chất lượng tất cả các hoạt động của Đại hội với sự cố gắng cao nhất, với ý thức, lòng tự hào, tình cảm và sứ mệnh cao cả của người đại biểu đại diện cho hội viên về dự Đại hội.

"Phấn đấu để Hội Nhà báo Việt Nam thực sự là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam"

Đồng chí Hồ Quang Lợi phát biểu

Thay mặt Đoàn chủ tịch, đồng chí Hồ Quang Lợi, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam trình bày Báo cáo Chính trị. Phần thứ nhất của Báo cáo Chính trị đề cập về hoạt động báo chí và hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020. Tính đến cuối năm 2021, cả nước có trên 830 cơ quan báo chí thuộc 4 loại hình: Báo in, phát thanh, truyền hình và báo điện tử. Có hơn 45.000 lao động làm việc tại các cơ quan báo chí. 

Báo chí đã tích cực, chủ động, kịp thời phản ánh, tuyên truyền, cổ vũ thực tế các chủ trường, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; phản ánh chân thực đời sống chính trị, kinh tế-xã hội của đất nước và quốc tế; đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; thực hiện ngày càng hiệu quả chức năng giám sát, phản biện xã hội. Báo chí là lực lượng chủ lực, đi đầu trong tuyên truyền phòng, chống đại dịch Covid-19. Đặc biệt, báo chí tiên phong trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực.  

"Phấn đấu để Hội Nhà báo Việt Nam thực sự là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam"

Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam Khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025 ra mắt

Tuy nhiên, hoạt động báo chí vẫn tồn tại một số khuyết điểm, hạn chế: Sự gia tăng nhanh số lượng cơ quan báo chí dẫn đến sự bất cập trong quản lý và phát sinh tiêu cực; một số cơ quan báo chí xa rời tôn chỉ mục đích, sa đà vào thông tin mặt trái xã hội, thiếu tính nhân văn, phản giáo dục; một số ít người làm báo vụ lợi, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tham gia mạng xã hội thiếu chuẩn mực và thiếu trách nhiệm; tình trạng “báo hóa tạp chí và trang thông tin điện tử” chậm được khắc phục.

Trước sự phát triển, hoạt động sôi nổi của đời sống báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam trong nhiệm kỳ vừa qua đã chủ động tiếp tục thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về công tác thông tin, báo chí; đẩy mạnh tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Hội Nhà báo Việt Nam thực hiện tốt Đề án báo chí chất lượng cao giai đoạn 2016-2020, tổ chức tốt Giải báo chí quốc gia và các giải báo chí chuyên ngành. Công tác bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho hội viên, người làm báo cũng được cải tiến, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng. Hội cũng đã thực hiện tốt công tác chỉ đạo, quản lý báo chí công tác kiểm tra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên; tham mưu xây dựng cơ chế chính sách để phát triển và quản lý báo chí, đội ngũ người làm báo. Củng cố tổ chức Hội và xây dựng bộ máy làm công tác Hội các cấp có nhiều chuyển biến tích cực.

Phần thứ hai của Báo cáo Chính trị nêu lên các phương hướng và nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ 2020-2025. Mục tiêu chúng đó là: Tập trung xây dựng tổ chức Hội vững mạnh toàn diện, tiếp tục và nâng cao vai trò, uy tín của Hội Nhà báo Việt Nam trong hoạt động báo chí và đời sống xã hội, góp phần xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam giàu tính chiến đấu, nhân văn, chuyên nghiệp, hiện đại vì lợi ích của đất nước và nhân dân. 

"Phấn đấu để Hội Nhà báo Việt Nam thực sự là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam"

Các đại biểu dự Đại hội

Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Võ Văn Thưởng nhiệt liệt biểu dương, chúc mừng những thành tích mà Hội Nhà báo Việt Nam đã đạt được trong nhiệm kỳ qua. Để Hội Nhà báo Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới, đồng chí Thường trực Ban Bí thư nêu một số nội dung có tính chất gợi mở để Đại hội cùng suy nghĩ, đó là:

Thứ nhất, Hội Nhà báo cần nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí của mình là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam; hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng và trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước; tính chất nghề nghiệp của Hội không tách rời tính chất chính trị - xã hội; nhiệm vụ hàng đầu của báo chí, của những người làm báo Việt Nam và của Hội là phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội Nhà báo các cấp bằng nhiều hình thức, biện pháp phong phú, sáng tạo, thiết thực, trên cơ sở phát huy dân chủ, tăng cường kỷ cương, đẩy mạnh công tác tập hợp, đoàn kết những người làm báo vào tổ chức Hội; phấn đấu để Hội Nhà báo Việt Nam thực sự là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, là “ngôi nhà chung, ấm áp” của hội viên và giới báo chí.

Thứ ba, mỗi cấp bộ hội, cơ quan báo chí, mỗi người làm báo, trước hết, hãy học và noi gương Bác - một nhà báo lớn, về phong cách và đạo đức làm báo.

Thứ tư, để đáp ứng yêu cầu hoạt động báo chí trong điều kiện mới, các cấp bộ hội phải chủ động phối hợp với cơ quan liên quan, tập trung triển khai, thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho hội viên.

Thứ năm, chúng ta đang sống trong một xã hội mở về thông tin, dựa trên nền tảng phát triển của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin.

Thứ sáu, đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong các cơ quan báo chí, các cấp hội nhà báo theo nội dung Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, bằng những chương trình, kế hoạch thực hiện cụ thể, sát hợp với thực tế, tạo chuyển biến tích cực trong xây dựng và phát triển Hội Nhà báo các cấp.

Từ danh sách 63 đồng chí dự bầu Ban chấp hành, Đại hội đã bầu 52 đồng chí vào Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam Khoá XI, nhiệm kỳ 2020-2025. Ban chấp hành đã họp phiên thứ nhất, bầu Ban Thường vụ với 12 ủy viên. Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Khóa X được bầu tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hội khóa XI. Ông Nguyễn Đức Lợi, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc TTXVN và ông Trần Trọng Dũng - Chủ tịch Hội Nhà báo TP. Hồ Chí Minh được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Khóa XI.

Theo QĐND điện tử

Từ danh sách 63 đồng chí dự bầu Ban chấp hành, Đại hội đã bầu 52 đồng chí vào Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khoá XI, nhiệm kỳ 2020-2025:

1. Lê Quốc Minh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Tổng Biên tập Báo Nhân Dân

2. Đoàn Xuân Bộ - Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân

3. Nguyễn Đức Nam - Tổng biên tập Báo Đà Nẵng; Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Đà Nẵng

4. Lê Ngọc Quang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam

5. Phạm Mạnh Hùng - Phó tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Chủ tịch Liên Chi hội Nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam

6. Vũ Việt Trang - Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; Chủ tịch Liên Chi hội Nhà báo Thông tấn xã Việt Nam

7. Đoàn Minh Huấn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

8. Phạm Quang Khải - Tổng biên tập Báo Công an nhân dân; Phó Chủ tịch Thường trực Liên Chi hội Nhà báo Bộ Công an nhân dân.

9. Trương Văn Chuyển - Tổng biên tập Báo Cần Thơ; Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Cần Thơ

10. Lê Quang Minh - Tổng giám đốc Truyền hình Quốc hội

11. Đào Phạm Hoàng Quyên - Tổng Biên tập Báo Phú Yên; Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Phú Yên

12. Vũ Xuân Trường - Giám đốc Đài PT-TH Tây Ninh; Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Tây Ninh

13. Mai Vũ Tuấn - Giám đốc Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh; Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh

14. Nguyễn Ngọc Hiển - Tổng biên tập Báo Lao Động

15. Trần Trọng Dũng - Chủ tịch Hội Nhà báo TP HCM

16. Lê Thanh Tuấn - Giám đốc Đài PT-TH Vĩnh Long; Phó chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Long

17. Tạ Thị Bích Loan - Chủ tịch Liên Chi hội Nhà báo Đài Truyền hình Việt Nam; Trưởng Ban Sản xuất các chương trình Giải trí

18. Nguyễn Ngọc Toàn - Tổng biên tập Báo Thanh Niên

19. Nguyễn Ngọc Ánh - Tổng biên tập Báo Hải Phòng; Phó chủ tịch Hội Nhà báo thành Phố Hải Phòng

20. Lê Hồng Phước - Giám đốc Đài PT-TH Long An; Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Long An

21. Trần Nam Đông - Giám đốc Đài PT-TH Đồng Nai

22. Nguyễn Thi Hồng Hạnh - Tổng biên tập Báo Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế

23. Vũ Xuân Chường - Tổng biên tập Báo Phú Thọ, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Phú Thọ

24. Nguyễn Thanh Dũng - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Cà Mau

25. Tăng Chí Huấn - Giám đốc Đài PT-TH Trà Vinh, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Trà Vinh

26. Trương Đức Minh Tứ - Tổng biên tập Báo Quảng Trị; Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị

27. Đinh Xuân Toản - Tổng biên tập Báo Đắk Lắk, Phó chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Đắk Lắk

28. Phạm Anh Tuấn - Tổng biên tập Báo Vietnamnet; Chủ tịch Liên chi hội Nhà báo Thông tin và Truyền thông

29. Nguyễn Thị Thục Hạnh - Tổng biên tập Báo Phụ nữ Việt Nam

30. Nguyễn Tấn Phong - Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh

31. Lã Minh Tuấn - Tổng biên tập Báo Sơn La, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Sơn La

32. Nguyễn Kim Tôn - Giám đốc Trung tâm PT-TH Quân đội

33. Nguyễn Hồng Sâm - Tổng giám đốc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

34. Đoàn Minh Long - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hoà

35. Lê Xuân Sơn - Tổng biên tập Báo Tiền Phong

36. Trịnh Văn Ánh - Tổng biên tập Báo Bắc Giang; Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang.

37. Nguyễn Mạnh Tuấn - Tổng biên tập Báo Hoà Bình; Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình

38. Nguyễn Bảo Lâm - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên

39. Nguyễn Xuân Hải - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Hà Tĩnh

40. Phạm Ngọc Hân - Tổng biên tập Báo Điện Biên Phủ; Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Điện Biên

41. Nguyễn Thị Trường Giang - Phó giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền

42. Nguyễn Đức Lợi - Nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam

43. Nguyễn Thành Lợi - Tổng biên tập Tạp chí Người làm báo Việt Nam

44. Nguyễn Ngọc Thạch - Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam

45. Hà Ngọc Văn - Tổng biên tập Báo Yên Bái; Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái

46. Trần Thái Sơn - Phó trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam

47. Đặng Thị Thu Hương - Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Đại học KHXHNV

48. Phạm Đức Thái - Uỷ viên Ban Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

49. Phan Toàn Thắng - Quyền Chánh văn phòng Hội Nhà báo Việt Nam

50. Tạ Đình Nghĩa - Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng

51. Mai Ngọc Quỳnh - Ủy viên BCH Hội Nhà báo tỉnh Hà Giang; Phó Tổng Biên tập Báo Hà Giang

52. Tô Quang Phán - Chủ tịch Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội

Ban chấp hành đã họp phiên thứ nhất, bầu Ban Thường vụ với 12 ủy viên:

1. Ông Đoàn Xuân Bộ - Tổng biên tập Báo Quân đội Nhân dân

2. Ông Trương Văn Chuyển - Tổng biên tập Báo Cần Thơ, Chủ tịch Hội Nhà báo TP Cần Thơ

3. Ông Trần Trọng Dũng - Chủ tịch Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh

4. Ông Phạm Mạnh Hùng - Phó tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Liên Chi hội Nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam

5. Ông Phạm Quang Khải - Tổng biên tập Báo Công an Nhân dân

6. Ông Nguyễn Đức Lợi - Nguyên Tổng giám đốc TTXVN

7. Ông Lê Quốc Minh - Tổng biên tập Báo Nhân Dân

8. Ông Nguyễn Đức Nam - Tổng biên tập Báo Đà Nẵng, Chủ tịch Hội Nhà báo TP Đà Nẵng

9. Ông Tô Quang Phán - Chủ tịch Hội Nhà báo TP Hà Nội

10. Ông Nguyễn Tấn Phong - Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh

11. Ông Lê Ngọc Quang - Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam

12. Bà Vũ Việt Trang - Tổng giám đốc TTXVN, Chủ tịch Liên Chi hội Nhà báo TTXVN

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về bhqdt@baohaiquanvietnam.vn